xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một trẻ bị sứa quất nhiễm trùng nặng

Phương An - ảnh: Hải.Th

(NLĐO) - Sáng 15-10, BS Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội Tổng quát 1 - Bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ 1) cho biết bé T. N. K, 6 tuổi, ở TPHCM nhiễm trùng nặng vết thương do sứa quất vừa được điều trị khỏi bệnh

Trước khi vào viện điều trị 3 tuần, bé K. theo gia đình đi tắm biển Vũng Tàu, bị sứa quất vào chân. Vùng sau đùi trái của bé có những vết đỏ hằn lên như vết roi, nghĩ không hề hấn gì, người nhà chỉ rửa sạch bằng nước thường. Sau đó, những vết này nổi phồng lên, gây đau rát, người nhà mua thuốc bôi nhưng mãi không lành.

Sau 3 tuần bị sứa quất, những vết này loét sâu hơn và sinh mủ, bé K. sốt cao và được đưa vào bệnh viện điều trị. Các bác sĩ điều trị phải cho dùng thuốc kháng sinh đến cả tuần vết thương mới giảm mủ, và phải mất thêm 2 tuần nữa mới lành thương nhưng để lại sẹo lồi.

Qua ca bệnh này, BS Thoa lưu ý cần phải biết cách sơ cứu vết sứa quất vì nọc độc của sứa không chỉ gây độc trên da mà còn có thể gây độc trên hệ cơ, tim, hệ thần kinh và một số biến chứng nặng nguy hiểm.

Không biết cách sơ cứu, có thể gặp biến chứng nguy hiểm

img
Vết thương sứa quất đang liền miệng

Khi tắm biển, nếu chạm phải sứa, chúng sẽ quất các tua râu vào da và phun nọc độc gây đau rát dữ dội. Nọc độc của sứa thường có chứa histamine và các chất giống kinin rất độc, tác dụng lên các mô tại chỗ và khắp cơ thể: gây viêm da hoại tử; độc trên hệ cơ, tim, hệ thần kinh và gây tán huyết. Nếu không biết cách xử trí thích hợp có thể gây vết thương sâu, lâu lành, để lại sẹo xấu, thậm chí có thể gây những biến chứng nặng nguy hiểm.

Vết đốt của sứa thường trông giống mề đay, hay gặp ở vùng chân, vùng hông hoặc ở tay, có dạng thẳng hoặc xoắn, hoặc những dấu vết va chạm với tua râu của sứa.

Khi bị sứa biển đốt, cần trấn an trẻ và hạn chế cử động vùng bị thương; nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Không nên rửa bằng nước thường vì có thể làm tổn thương nặng hơn. Có thể rửa bằng dấm, ammoniac, cồn, hoặc soda vì cũng có tác dụng tốt.

Một điều cần làm là dùng vật sạch có cạnh như que kem, muỗng, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng chà sát nhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc còn lại ra khỏi vết thương. Có thể chườm đá lạnh để giảm đau.

Sau khi sơ cứu, cần theo dõi trẻ trong khoảng thời gian 8 giờ; nếu vẫn còn đau hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Những trường hợp có triệu chứng sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay.

BS Kim Thoa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo