Do vậy, tỉ lệ tử vong ở nam giới cũng cao hơn nữ giới.
Bệnh ung thư gây tử vong ở phái mạnh chủ yếu là ung thư phổi, gan, dạ dày và đại trực tràng. Các bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ có tỉ lệ sống tốt hơn như: ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, tuyến giáp… Theo số liệu của 6 trung tâm điều trị ung thư lớn, ước tính mỗi năm, Việt Nam có khoảng 135.000-180.000 trường hợp mắc mới và khoảng 95.000-135.000 người chết vì căn bệnh này. Dự kiến đến năm 2020, mỗi năm sẽ có tối thiểu 190.000 ca mắc ung thư mới. Trong khi đó, thống kê tại các cơ sở điều trị cho thấy có tới hơn 70% bệnh nhân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn 3 trở lên.
Ung thư dạ dày đứng thứ hai trong các bệnh lý ung thư thường gặp ở nam giới. Trong ảnh: Bệnh nhân ung thư dạ dày được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức
Theo PGS Bùi Diệu, có nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư nhưng quan trọng nhất là khám lâm sàng và thăm dò cận lâm sàng như: chụp X-quang, chụp nhiệt, siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, PET CT, nội soi, chỉ điểm sinh học...
Trước đó, tại hội thảo về bệnh không lây nhiễm, PGS-TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, cho biết tại Việt Nam, 4 loại bệnh không lây nhiễm chính được quan tâm là: tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính và đái tháo đường. Sự gia tăng của các bệnh lý này đang ở mức báo động bởi cứ 10 người tử vong đã có 7 người do bệnh không lây nhiễm.
Bình luận (0)