Chính vì thế mà lượng máu được bơm lên não phải đủ, phải đều thay vì khi nhiều khi ít. Chuyên gia ở ĐH Cormell (Mỹ) đã thực hiện một công trình khảo sát rất chi li về tác hại của tình trạng máu lên não không đủ và quả quyết rằng 2/3 những người nằm đầu quá thấp (dù ngủ đủ 8 giờ) khi thức dậy vẫn thấy bần thần, tâm trạng bi quan; hơn 50% chóng mặt khi đổi tư thế; dễ đau đầu, giảm thị lực, đãng trí, mỏi cổ gáy vào buổi chiều.
Không chỉ có thế, các nhà nghiên cứu ở New York - Mỹ, nơi cuộc sống luôn gây căng thẳng, cũng đã chứng minh là người ngủ nằm nghiêng với gối quá thấp thường:
- Tính toán chậm hơn người nằm ngửa với chiếc gối lót kín phần ót và tạo góc 30 độ với mặt giường.
- Không phản ứng chính xác trong tình huống éo le.
- Dễ gặp trục trặc khi dùng máy vi tính hơn người tuy cũng gõ, cũng nhấp chuột nhưng nằm đầu cao khi vào giấc nam kha.
Tệ hơn nữa, cũng theo kết quả nghiên cứu, 2 hậu quả khó tránh nếu đêm nào cũng thiếu máu não. Đó là dễ gây tai nạn giao thông do phản ứng quá chậm chạp hoặc quá nhanh nhảu nhưng... không chính xác; dễ gặp rối loạn trong chuyện chăn gối mà không ngờ đêm về, “dưới” không nghe vì “trên” bị thiếu dưỡng khí!
Nằm đầu quá thấp còn là đòn bẩy khiến chất chua trong dạ dày dội ngược lên vùng hầu họng. Thầy thuốc gọi đó là hội chứng trào ngược. Hậu quả là người nằm đầu thấp vừa đau bao tử khó lành vừa dễ viêm họng dù không bội nhiễm.
Yết hầu là đường liên thông 2 chiều giữa tim và não. Chỉ cần một trong 2 bộ phận thiếu máu thì sớm muộn cũng hụt hơi tìm thầy chạy thuốc. Chuyện nghe nhiêu khê nhưng giải pháp thường là không quá phức tạp. Lắm khi chỉ cần tư thế nằm cho đúng là đã đủ để phòng bệnh. Có khó gì đâu để tìm cho ra tư thế nằm thoải mái, khỏe re cho chính mình. Ông bà ta vẫn dạy “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, chắc phải xin phép chêm thêm ý “nằm sao cho sướng, nằm sao cho đừng chướng”!
Bình luận (0)