xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nếu cần, sẽ khôi phục việc sản xuất vắc-xin phòng đậu mùa

Hà Phương

DỊCH BỆNH.- Trước nỗi lo sợ của Mỹ về nguy cơ bị khủng bố bằng bệnh đậu mùa, ông Anatoly Vorobyov - cựu thành viên của chương trình vũ khí sinh học bí mật ở Moscow thập niên 1980 - khuyên: Toàn dân trên thế giới cần được tiêm chủng ngừa bệnh đậu mùa chứ không chỉ ở Mỹ hay Nga. Tại VN, nếu tiêm chủng sẽ sử dụng nguồn vắc-xin nào?

Ca bệnh đậu mùa tự nhiên cuối cùng trên thế giới được phát hiện ở một thanh niên người Somali ngày 26-10-1977. Đến năm 1979, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố thanh toán bệnh này trên toàn thế giới. Sau đó, WHO đã tuyên bố các nước cần hủy bỏ các chủng vi-rút đậu mùa. Hiện tại, vi-rút đậu mùa đang được giữ trong điều kiện an toàn chặt chẽ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Hoa Kỳ) và Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về vi-rút học và kỹ thuật sinh học (Liên bang Nga). Tuy nhiên, theo GS-TS Trần Văn Tiến, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ), rất có thể một số nước khác vẫn cất cả hai chủng vi-rút gây bệnh và làm vắc-xin trị bệnh đậu mùa.

Tại VN, trước năm 1945, bệnh đậu mùa phổ biến trong cả nước. Viện VSDTTƯ đã sản xuất được vắc-xin để chủng ngừa bệnh đậu mùa. Đến năm 1976, khi cả nước đã thanh toán xong bệnh đậu mùa, các giống vi-rút đậu mùa gốc không còn được lưu giữ. Cho đến nay, cũng không có một cơ quan nào lưu giữ các số liệu liên quan đến bệnh đậu mùa ở VN. Cũng theo GS Trần Văn Tiến, do bệnh đã được thanh toán từ rất lâu, nên số người không được tiêm chủng bệnh đậu mùa ở VN và thế giới là rất lớn. Vì vậy, nếu bị khủng bố bằng vi-rút đậu mùa sẽ cực kỳ nguy hiểm. Đó là chưa kể tới những người đã được tiêm chủng từ mấy chục năm nên hiệu quả phòng bệnh không còn, hoặc còn rất thấp.

Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, GS-TS Hoàng Thủy Long, Viện trưởng Viện VSDTTƯ, thừa nhận nếu vi-rút bệnh đậu mùa xuất hiện, nước ta sẽ không có vắc-xin để tiêm phòng. Còn Thứ trưởng Bộ Y tế, GS Phạm Mạnh Hùng, cho biết cuối tuần này (thứ sáu) bộ sẽ có cuộc họp chuyên về vấn đề bệnh đậu mùa và sẽ có những chỉ đạo đối với ngành y tế ngay sau đó. Căn cứ trên những nguy cơ và mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa, các cơ quan chức năng sẽ quyết định có khôi phục việc sản xuất và tiêm phòng bệnh đậu mùa hay không và ở mức độ nào. Nếu như khôi phục việc sản xuất vắc-xin, theo GS Hoàng Thúy Long, chúng ta sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, tức là phải mua các chủng vi-rút đậu mùa từ nước ngoài để điều chế. Nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng mới có thể có được vắc-xin để tiêm chủng cho người dân. Trước mắt, nếu nguy cơ vi-rút đậu mùa lan tới VN, chúng ta sẽ phải nhập vắc-xin và tiêm phòng trước tiên cho đối tượng là trẻ em.

Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa từng được phát hiện từ rất lâu và là nỗi ám ảnh đối với nhiều nước trên thế giới. Loại vi-rút này rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc, hô hấp. Khi tiếp xúc với quần áo, chăn màn của người mắc bệnh hoặc hít phải không khí do người mắc bệnh thở ra là bị vi-rút đậu mùa tấn công. Sau khi nhiễm vi-rút khoảng 2 tuần, bệnh sẽ phát tác. Những triệu chứng thường gặp là sốt cao, cảm cúm, nhức đầu, ho, mệt mỏi và các nốt đậu. Ban đầu người bệnh bị sốt cao, sau đó trên bề mặt da bị nổi sần và trở thành các nốt đỏ. Tiếp theo, các nốt đỏ này chuyển thành nốt phỏng (có nước ở trong) và chuyển thành mụn mủ. Sau khi mụn vỡ lớp màng mủ xẹp xuống, thâm dần, bong vảy và để lại sẹo vĩnh viễn. Thông thường tỉ lệ tử vong của bệnh đậu mùa là khoảng 30%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo