Trong thực tế, người ta phân loại bệnh ngáy theo mức nặng nhẹ như sau: Nếu lâu lâu vì bị mệt, bị nghẹt mũi mà tối ngủ ngáy thì đó là chuyện bình thường, không phải là bệnh. Nếu đêm nào cũng ngáy, nhưng ngáy nhẹ thì lại cho là dễ ngủ; nằm xuống là ngủ, ngáy đều đều không gây khó chịu cho người xung quanh - đó là mức độ nhẹ. Nếu cũng ngáy đều nhưng ở mức độ mạnh hơn thì đó là bệnh ngáy mức độ vừa. Còn nếu như ngáy mạnh như kéo gỗ, có người còn gọi là ngáy như “sấm” - đó là mức độ nặng. Nếu ngáy mạnh hơn nữa, cả nhà rất khó chịu và có khi ảnh hưởng cho người khác thì đó là bệnh ngáy ở mức độ rất nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh ngáy
Theo tài liệu Mỹ, thông người ngáy ngủ thường có những đặc điểm giống nhau như:
+ Do béo nên thiếu cằm, cổ béo nhiều mỡ và những cơ bắp ở mặt phát triển mạnh. Bệnh ngáy ngủ có thể được gây ra do những bộ phận ở họng không bình thường.
+ Hơi thở ra vào đều đi qua cổ họng rồi vào phổi hoặc qua mũi hoặc miệng.
Người ta nghiên cứu thấy ở những người bị bệnh này thì vòm miệng nhỏ, lưỡi gà dài (uvula), lưỡi to, cổ họng hẹp, thường có hạch lớn ở vòm họng mà có người sống mũi bị gãy, như vậy là có sự khác thường về giải phẫu ở vòm họng hoặc do có thịt thừa hoặc u cục phát sinh ở họng làm cản trở đường thở. Nếu ngáy quá to làm rung chuyển nhà cửa thì đây là dấu hiệu của căn bệnh ngừng thở trong khi ngủ (sleep apnea) - những người ngáy như vậy thường mất ngủ ban đêm, buồn ngủ ban ngày và ngáy to buổi tối. Khi thường xuyên bị ngừng thở trong giấc ngủ (sleep apnea) dễ gây ra tăng huyết áp, nhịp tim rối loạn, khó tập trung tinh thần khi làm việc, dễ bị ngủ gật khi làm việc. Để xác định được bệnh chính xác bệnh nhân cần được khám tổng hợp, khám tỉ mỉ, nhất là về miệng, mũi, họng.
Các phương pháp chữa trị bệnh ngáy
Theo tài liệu của Mỹ có hai loại phương pháp chữa trị: Nếu ngáy nhẹ, không gây ảnh hưởng xấu thì không cần phải phẫu thuật mà chỉ cần vận dụng một số biện pháp sau đây để hạn chế và giảm ngáy như:
+ Bớt ăn chất béo.
+ Tập thể dục báo giờ cũng là biện pháp có lợi.
+ Thay đổi vị trí nằm ngủ (sleep position) bằng cách nằm nghiêng, tránh nằm ngửa. Lý do là khi ngủ nằm ngửa thì lưỡi gà và quai hàm dưới sẽ sụp xuống làm cho đường họng hẹp bớt và hơi thở khó qua.
+ Uống thuốc an thần trướác khi ngủ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
+ Đeo một số trang bị như: đeo mặt nạ ở mũi khi ngủ, đeo miếng nhựa bọc răng hàm trên và dưới để đưa hàm dưới ra trước hàm trên sẽ làm tăng độ thông thoáng cho cổ họng.
Xử lý bệnh ngáy nặng
Nếu bị ngáy nặng người ta thường phải dùng phương pháp phẫu thuật:
+ Phẫu thuật tạo hình các bộ phận trong họng để lấy đi thịt thừa hạch ở vòm họng nếu có.
+ Giải phẫu bằng tia lasẹr để làm tăng thêm chiều rộng của đường họng.
+ Giải phẫu hàm, di chuyển hàm mục đích cũng để làm rộng đường thở.
Các phẫu thuật này thuộc chuyên khoa về họng - mũi. Theo tài liệu của Mỹ thì tỉ lệ thành công của phẫu thuật được coi là đáng kể.
Bình luận (0)