xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngộ độc thực phẩm do ăn lá cây có độc

Khánh Anh

Thời gian qua tại một số địa phương đã ghi nhận các ca bệnh ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi ăn canh rau rừng có lẫn lá ngón và một số lá cây có độc.

Theo Sở Y tế Lào Cai, cách đây không lâu 11 người trong gia đình bà Nguyễn Thị Đ. ở huyện Văn Bàn, ăn cơm với gà luộc, đậu phụ rán và ngọn cây cà độc dược luộc. Trong bữa, chỉ có 3 người ăn món ngọn cà độc dược. Sau khi ăn khoảng 30 phút, cả ba người xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tê bì chân tay, tê lưỡi, không làm chủ vận động, nói nhảm. Người thân lập tức đưa vào viện cấp cứu. Hai bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng, một người điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Nhờ cấp cứu kịp thời, cả ba qua cơn nguy kịch, xuất viện ngày 16-7.

Ngộ độc thực phẩm do ăn lá cây có độc - Ảnh 1.

Cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc

Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Lào Cai điều tra dịch tễ, nhận định đây là một vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (cà độc dược). Chi cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo người dân cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm từ tự nhiên, tránh tai nạn đáng tiếc.

Theo dân gian, cà độc dược được coi là một trong 50 vị thuốc cơ bản với tên gọi dương kim hoa, tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Cây có tác dụng chống co bóp do loét dạ dày, say sóng hoặc nôn mửa khi đi máy bay. Dùng ngoài đắp mụn nhọt khỏi đau nhức. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thành phần hóa học của cây cà độc dược là alkaloid, chất có khả năng gây ngộ độc nếu chế biến không đúng cách.

Trước đó, giữa tháng 7-2020, tại Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên (Hà Giang) cũng đã tiếp nhận 5 bệnh nhân (đều là nữ) trú tại thôn Nà Lách, xã Linh Hồ đi hái rau rừng để nấu canh ăn, tuy nhiên nhóm này hái nhầm lá ngón. Sau khi ăn, cả 5 người thấy buồn nôn, tê chân tay, tê miệng, khó chịu liền gọi cho người nhà lên đưa các bệnh nhân ra viện. Ngay sau khi bệnh viện tiếp nhận 5 bệnh nhân, đã có 3 người tử vong.

Trong thời gian qua đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên như ngộ độc nấm rừng, ngộ độc con so biển, ngộ độc cá nóc, ngộ độc lá ngón, ngộ độc thịt cóc, ngộ độc nhộng ve sầu, ngộ độc rượu thuốc ngâm cây rừng... Theo Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2015-2019 số vụ ngộ độc thực phẩm, số người mắc, số người nhập viện và tử vong trung bình/năm đều giảm so với giai đoạn 2010-2014. Tính chung từ năm 2010-2019, cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người tử vong, gần 40.190 người phải nhập viện điều trị.

Riêng năm 2020, tính đến ngày 31-5, toàn quốc đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người.  Phân tích từ 1.604 vụ ngộ độc được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%)…

Các chuyên gia thực phẩm cảnh báo, người dân không nên ăn những con vật đã được cảnh báo có độc (cá nóc, cóc...), đồng thời không nên ăn các loại cây mọc hoang, không rõ nguồn gốc (nấm rừng...) để tránh những trường hợp ngộ độc, tử vong đáng tiếc.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo