Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM):
Bạn không cần thiết phải tiêm ngừa Covid-19 ở bệnh viện nếu bệnh nền đã ổn định, chỉ các trường hợp bệnh nền đang ở giai đoạn bất ổn, trở nặng thì mới cần thiết phải đến bệnh viện.
Không có chuyện người đang có bệnh nền, bệnh ổn định mà tiêm vô ảnh hưởng đến bệnh nền hay bị hành nhiều hơn. Người có bệnh nền, bao gồm cao huyết áp thì càng nên tiêm ngừa vì người có bệnh nền khi mắc Covid-19 sẽ dễ có biến chứng nặng.
Nếu sợ bị hoãn mất cơ hội vì cao huyết áp lúc khám sàng lọc, bạn nên tự theo dõi và uống thuốc đúng cữ ngay từ bây giờ. Không nên ăn mặn, lo lắng về chuyện tiêm ngừa sắp tới vì nhiều người đã tiêm, tôi cũng bị cao huyết áp và đã tiêm rồi. Đến nơi tiêm ngừa nên ngồi thư giãn một chút rồi khám sàng lọc, ngồi nghe chuyện tiếu lâm càng tốt chứ đừng đọc tin tức lung tung về Covid-19 hay chuyện tiêm ngừa để rồi lại lo lắng. Hít thở đều.
Sau khi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19, bạn cần theo dõi huyết áp, đo mỗi 4-6 giờ trong vòng 24 giờ đầu sau khi tiêm, báo với bác sĩ nếu thấy có vấn đề bất ổn.
Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như Hỏi - đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…
Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email: phongmachonline@nld.com.vn
Bình luận (0)