xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người phụ nữ bất ngờ bị cứng hàm vì căn bệnh quen thuộc

D.Thu

(NLĐO) - Bị vấp ngã khi đang di chuyển khiến ngón chân bật máu, một tuần sau người phụ nữ bất ngờ cứng hàm, khó há miệng, ăn uống rơi vãi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết đó là trường hợp nữ bệnh nhân 77 tuổi, ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) bị vết thương ở ngón chân bị sưng lên do vấp ngã ở đường. Tuy nhiên, sau đó người phụ nữ này cũng không không để ý nhiều.

Sau 7 ngày, bệnh nhân xuất hiện tình trạng cứng hàm, khó há miệng, ăn uống rơi vãi, bà được người nhà đưa vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị với chẩn đoán mắc bệnh uốn ván.

Người phụ nữ bất ngờ bị cứng hàm vì căn bệnh quen thuộc - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân uốn ván tại cơ sở y tế

Mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam 65 tuổi (ở Hà Nội) đã va phải cạnh bêtông cứng dưới ruộng bùn và bị thương ở gan bàn chân phải. Vết thương sưng nề, bệnh nhân đã tự rửa vết thương và uống kháng sinh nhưng không tiêm phòng uốn ván. Sau đó, ông thấy đau nhức nhiều tại vết thương, cứng nhẹ cơ hàm, nói khó, ăn uống kém. Đi khám, ông được chẩn đoán mắc bệnh uốn ván.

Trước đó, một trường hợp khác là bệnh nhân nam 50 tuổi, cũng được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai do bị uốn ván. Trước khi vào viện 14 ngày, bệnh nhân va vào đinh sắt và bị xước da, chảy máu vùng mu bàn tay phải. Sau khi xuất hiện cứng hàm, mỏi miệng, nuốt sặc, bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện.

Theo CDC Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, TP Hà Nội đã ghi nhận 18 trường hợp mắc uốn ván, trong đó 2 ca tử vong, tăng gấp 3 lần số người mắc so với cùng kỳ 2022.

Các chuyên gia cảnh báo uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 - 21 ngày. Bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim. Điểm chung của nhiều ca uốn ván là người dân có thể mắc bệnh chỉ qua một vết xước hay vết thương nhỏ trên da trong quá trình sinh hoạt, lao động và không sơ cứu, không tiêm phòng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo