xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ bệnh cườm nước sau đôi mắt to của trẻ

Thùy Dương

“Bệnh Glô-côm (bệnh cườm nước) là một bệnh hiếm, tần suất khoảng 1/10.000 đến 1/15.000 trẻ sinh sống (theo thống kê của Hoa Kỳ). Vậy mà thời gian gần đây tại Khoa Nhi Bệnh viện Mắt TPHCM có tuần tiếp nhận 2 - 3 ca và hiện có khoảng 100 ca đã được mổ Glô-côm bẩm sinh và đang được theo dõi ngoại trú. Điều đáng lưu ý là đa số bệnh nhân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn”.Bác sĩ Nguyễn Ngọc Châu Trang, Phó Khoa Nhi Bệnh viện Mắt TPHCM, đã cho biết như vậy.

Theo bác sĩ Trang, bệnh cườm nước là bệnh lý bẩm sinh do di truyền, xuất hiện ngay sau sinh, tuy nhiên khó có thể nhận biết cho đến lúc có triệu chứng biểu hiện. Bệnh được chia làm 2 loại: Glô-côm nguyên phát và Glô-côm thứ phát. Glô-côm nguyên phát  thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, có tính di truyền. Còn Glô-côm thứ phát đi kèm với  một số bệnh toàn thân, bệnh tại mắt, hay sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể. Ở bài viết này chỉ đề cập đến Glô-côm nguyên phát.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh cườm nước bẩm sinh là ngay khi sinh ra mắt trẻ to bất thường (ở một hoặc hai mắt), ánh mắt long lanh. Một số bà mẹ khi sanh con ra thấy mắt con long lanh, to bất thường lại nghĩ mắt đẹp mà không hề biết là trẻ đang mắc bệnh. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khó nhận biết như tăng nhãn áp (tăng nhãn lực trong nhãn cầu), teo gai thị (teo đầu thị thần kinh). Theo thời gian, bệnh cườm nước hủy hoại thị lực một cách nghiêm trọng và có thể gây mù vĩnh viễn. Điều đáng tiếc là rất nhiều trẻ mắc bệnh cườm nước bẩm sinh khi đến khám đã đục trắng ở một hoặc hai mắt. Khi ấy, khó có thể giữ được thị lực cho trẻ dù chỉ là nhìn thấy ánh sáng lờ mờ. Phẫu thuật lúc này chỉ có tác dụng để mắt khỏi lồi thêm vì nếu bị “lồi mắt cua” sẽ phải phẫu thuật múc mắt. Phát hiện bệnh sớm rất quan trọng vì nếu phẫu thuật sớm sẽ giữ được thị lực cho trẻ, giảm tỉ lệ mù lòa.

Bác sĩ Trang nhấn mạnh: Những dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm là trẻ mới sanh hay nheo mắt vì chói, sợ ánh sáng, nước mắt chảy nhiều. Lúc nhìn thấy tròng đen của trẻ mờ đục (do phù giác mạc) là bắt đầu muộn. Các bà mẹ nên lưu ý những dấu hiệu này để phát hiện sớm và đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa kịp thời. Các y, bác sĩ sản khoa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo