xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ dịch chồng dịch

Ngọc Dung - Nguyễn Thạnh

Cùng với dịch sởi, dịch bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết... đang có dấu hiệu bùng phát. Phụ huynh nên đưa con đi tiêm phòng ngay, chủ động ngăn ngừa dịch bệnh

Báo cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết bệnh tay chân miệng (TCM) đã xuất hiện tại 62 địa phương. Đáng lo là trong lúc dịch sởi chưa lắng xuống, dịch TCM quay trở lại thì các dịch bệnh thủy đậu, sốt xuất huyết (SXH) cũng đang... vào mùa.

Có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, từ đầu năm đến nay, toàn TP có trên 2.000 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó hơn 200 trường hợp phải nhập viện điều trị. Số trẻ mắc bệnh TCM tại trường học chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi ngoài cộng đồng 70%; 20% còn lại chưa xác định. Những ngày qua, nếu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

(TP HCM), số ca điều trị bệnh TCM nội trú mỗi ngày dao động khoảng 40-50 ca thì tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) luôn ở mức 50-60 ca.

Riêng bệnh thủy đậu cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết bắt đầu từ tháng 3, bệnh thủy đậu gia tăng ở TP với 40-50 ca/tuần. Còn trong 4 tháng qua, đã có hơn 400 trẻ mắc bệnh thủy đậu phải nhập viện, tăng hơn 220% so với cùng kỳ năm ngoái. Các bác sĩ chuyên khoa nhiễm khuyến cáo 3 loại dịch sởi, TCM, thủy đậu đang cùng xảy ra nên nguy cơ một trẻ cùng lúc bị lây nhiễm chéo và sẽ mắc hết bệnh này đến bệnh kia có thể xảy ra.

Trẻ điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)Ảnh: Nguyễn Thạnh
Trẻ điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)Ảnh: Nguyễn Thạnh

Trước tình hình trên, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê, yêu cầu ngành y tế TP HCM nói riêng và các địa phương khác cần triển khai nhiều biện pháp đối phó nguy cơ dịch chồng dịch. “Ngoài sởi thì các loại dịch bệnh khác đang rình rập là SXH, TCM, thủy đậu…” - ông Khuê lưu ý.  Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế

TP HCM, cũng vừa chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn TP khẩn trương chuẩn bị đủ cơ số thuốc, nhân - vật lực, sẵn sàng ứng phó khi các dịch bệnh xảy ra cùng lúc… Trong trường hợp các bệnh viện chuyên khoa trung tâm quá tải thì cần điều tiết, phân bổ về các khoa vệ tinh đặt tại vùng ven.

Đưa trẻ đi tiêm phòng ngay

Ngoài TP HCM, nhiều tỉnh - thành khác cũng đang đối mặt với nguy cơ hứng chịu cùng lúc nhiều dịch bệnh. Theo ghi nhận tại một số bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội, trong vài tuần qua, đã có nhiều trường hợp mắc bệnh TCM. Tại Bệnh viện Bạch Mai, ít nhất đã có 10 trẻ nghi nhiễm bệnh TCM đang được theo dõi. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Nam, Phó trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, sởi và TCM đều là những bệnh lây qua đường hô hấp nên với tình hình dịch sởi như hiện nay không loại trừ nguy cơ trẻ mắc cùng lúc nhiều virus, gây khó khăn trong điều trị. “Thời điểm này, dịch TCM mới chỉ bắt đầu và trong lúc còn đang đối mặt với dịch sởi, người dân tuyệt đối không chủ quan. “Theo chu kỳ bệnh, dịch TCM có thể tăng trở lại, thường có 2 đỉnh dịch tháng 4-5 và tháng 9-11” - bác sĩ Nam nhận định.

Ứng phó trước nguy cơ dịch chồng dịch, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, lưu ý những bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm chủng thì phụ huynh nên đưa con đi tiêm ngay. Với những bệnh chưa có vắc-xin phòng ngừa như TCM, SXH, người dân cần chú ý vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và lúc cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, thay tã, làm vệ sinh... Trẻ bị TCM phải được cách ly ít nhất 10 ngày từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Cảnh báo rủi ro vòng đeo tay chống sởi

Gần đây, trên các trang mạng xã hội, một số cá nhân lợi dụng tâm lý lo lắng của các gia đình về việc phòng chống sởi cho con em mình đã quảng cáo loại vòng đeo tay có khả năng phòng chống sởi, sản xuất tại Nhật Bản. Trước thông tin trên, Bộ Y tế khẳng định thiết bị này chưa được thử nghiệm và đánh giá từ cơ quan chức năng.

Về việc sử dụng gói chứa hóa chất chlorine dioxide để khử trùng không khí xung quanh người đeo, ngăn chặn vi khuẩn, được quảng cáo giúp phòng bệnh sởi, Bộ Y tế cho rằng hàm lượng hóa chất này trong sản phẩm chưa được kiểm nghiệm, xác định, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

TP HCM: 1.471 ca nhập viện điều trị sởi

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng chống bệnh sởi, tổ chức tiêm vét vắc-xin sởi cho trẻ. Theo đó, tuy chưa có ca tử vong do sởi nhưng TP đã ghi nhận 1.471 ca bệnh sởi nhập viện điều trị.

UBND TP yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp ngành y tế huy động các ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tham gia tuyên truyền, vận động các gia đình có con nhỏ từ 9 tháng đến 6 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin ngừa sởi nhanh chóng đưa trẻ đến các trạm y tế hoặc điểm tiêm chủng để tiêm. Các cơ quan, đơn vị tùy theo chức năng hỗ trợ ngành y tế và các quận, huyện thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của TP.

L.Duy

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo