Sau đây là một số dấu hiệu đơn giản giúp bạn tự kiểm tra sức khoẻ qua nước tiểu:
Nước tiểu màu trắng hoặc vàng nhạt là lý tưởng nhất
Nước tiểu màu vàng sậm: Điều này có thể do bạn bị mất nước. Khi đó nước tiểu trở nên đặc hơn, làm cho các chất trong nước tiểu tiếp xúc với niêm mạc bàng quang dẫn đến kích ứng hoặc nhiễm trùng. Nước tiểu màu trắng hoặc vàng nhạt là lý tưởng nhất. Uống nước bù đắp là cách để phục hồi màu nước tiểu.
Nước tiểu màu đỏ: Dấu hiệu cho thấy rất có thể bạn đã đi tiểu ra máu. Bác sĩ Tomas Griebling – Tiến sĩ Y khoa, Phó chủ tịch Khoa tiết niệu tại ĐH Kansas (Mỹ) khuyên: “Bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt”. Nguyên nhân dẫn đến nước tiểu màu đỏ bao gồm chấn thương, bệnh thận, nhiễm trùng thận, ung thư hoặc một số bệnh lý khác.
Nước tiểu nặng mùi: Ngoại trừ trường hợp bạn vừa ăn phải các loại thức ăn gây mùi như măng tây hay cà phê thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn cần dùng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nước tiểu sủi bọt, bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao
Nước tiểu sủi bọt: Khi gặp phải dấu hiệu này, bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao. Khi thận không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến sự tích tụ protein trong nước tiểu. Protein này sẽ tạo ra bọt khí khi nó tiếp xúc với nước trong nhà vệ sinh. Bạn có nguy cơ mắc bệnh thận nếu có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường hoặc thành viên trong gia đình từng mắc phải.
Tăng số lần đi tiểu: Đây là dấu hiệu cảnh báo về bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là u tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Khi tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn, nó sẽ chèn ép lên niệu đạo khiến bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần hơn. Bác sĩ Griebling nói: “Nhiều người nghĩ rằng uống ít nước lại sẽ làm giảm số lần muốn đi tiểu, nhưng tình trạng mất nước cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiết niệu”. Vì vậy bạn cần sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.
Nếu số lần đi tiểu tăng bất thường, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
Đi tiểu kèm khí thoát ra: Vi khuẩn trong bàng quang có thể tạo ra khí khi bạn đi tiểu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu nào, hãy đến gặp bác sĩ. Rất ít khả năng, nhưng cũng có thể bạn có một lỗ rò bất thường ở bàng quang hoặc giữa bàng quang với ruột kết. Bạn cũng có nguy cơ phát triển lỗ rò nếu có tiền sử bệnh viêm ruột mãn tính hoặc viêm loét đại tràng.
Bình luận (0)