Nghêu là động vật thân mềm. Nước ta có nhiều loài nghêu, như nghêu dầu, nghêu vân, nghêu lụa... Với nghêu loại 45-50 con/kg, cứ 100 kg thì có khoảng 7,7-8,3 kg thịt. Với nghêu lớn hơn, 19-21 con/kg, cứ 100 kg chỉ thu được 6,7-7,3 kg thịt.
Thường dùng khi âm hư
Theo đông y, thịt nghêu vị ngọt mặn, tính lạnh, không độc; tác dụng tiêu khát, bổ âm, hóa đàm, giải khát. Người ta thường dùng nghêu trong trường hợp âm hư (tức là khi cơ thể có các triệu chứng như người khô gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, có cảm giác nóng hâm hấp trong xương, sốt nhẹ về chiều, miệng khô, họng khát, đại tiện táo bón, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, đỏ…).
Rẻ tiền, dễ chế biến
Xin được giới thiệu 2 món ăn ngon chế biến từ nghêu rất dễ làm mà chi phí lại thấp:
Món ăn này có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, giảm mỡ trong máu, rất có ích cho cơ thể trong những ngày nóng nực, trẻ nhỏ bị rôm sảy, mụn nhọt; người bị táo bón, tiểu khó, đái tháo đường, mỡ máu tăng.
- Nghêu nấu rau cần: Nguyên liệu gồm 200 g thịt nghêu rửa sạch, băm nhuyễn; 150 g rau cần rửa sạch và cắt đoạn vừa ăn; 50 g củ năn hoặc khoai mài rửa sạch, gọt vỏ, bổ làm đôi; 5 g gừng xắt lát, 10 g hành cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, chảo nóng thì cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ thịt nghêu, rau cần, củ năn vào, đảo đều, thêm nước và gia vị; dùng lửa nhỏ nấu khoảng 20 phút nữa là được. Ăn nóng trong bữa cơm.
Kiêng dùng khi bụng có vấn đề Khoa học dinh dưỡng đã ghi nhận các món ăn từ nghêu rất có ích cho sức khỏe (do có nhiều chất dinh dưỡng), tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh Alzheimer và bệnh thiếu máu do thiếu sắt, tổn thương các khớp, viêm khớp xương, chống loãng xương, giúp điều tiết nồng độ đường trong máu; có ích cho hoạt động của tuyến giáp và hoạt động tình dục… Trong 100 g thịt nghêu có chứa 10,8 g chất đạm, 1,6 g Tuy nhiên, những người tì vị hư hàn (thường đi tiêu lỏng, ăn uống kém, bụng đầy hơi, chậm tiêu) thì không nên ăn nghêu. |
Bình luận (0)