Nhận được phản ánh từ nhiều bệnh nhân, phóng viên Báo Người Lao Động đã đến Phòng khám Đa khoa Maria trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) để tìm hiểu sự việc.
Khám sơ sơ đã mất tiền triệu
Một phòng khám khác ở đường Giải Phóng (Hà Nội) quảng cáo là phòng khám đa khoa với thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ là người Singapore. Khi đến nơi, chúng tôi mới biết bác sĩ ở đây toàn người Trung Quốc và Việt Nam.
Phạt như “phủi bụi”
Đa số bệnh nhân đến các phòng khám có yếu tố nước ngoài vì tin tưởng vào lời quảng cáo “máy móc hiện đại, y - bác sĩ phục vụ tận tình”. Không ít bệnh nhân được hứa hẹn một kết quả điều trị mỹ mãn nhưng rồi khóc ròng vì bị vét sạch túi mà bệnh vẫn không khỏi. Một số phòng khám không chỉ quảng cáo chữa khỏi các bệnh thông thường như cảm cúm, xương khớp, bệnh trĩ… mà còn chữa được cả bệnh hen mãn tính, ung thư giai đoạn cuối, HIV, viêm gan virus…
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học dân tộc - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay thời gian gần đây xuất hiện nhiều phòng khám quảng cáo một đằng nhưng chất lượng một nẻo. Do vậy, người bệnh phải cân nhắc, tìm hiểu kỹ trước khi khám, chữa bệnh.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết hiện mức xử phạt đối với các sai phạm ở các phòng khám loại này vẫn áp dụng theo Nghị định 45 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, ban hành năm 2005. Đơn cử như với sai phạm về quảng cáo lần đầu sẽ phạt 7,5 triệu đồng; vi phạm lần 2 phạt tối đa 10 triệu đồng… Mức phạt này đã quá lạc hậu, việc xử phạt chẳng khác gì “phủi bụi” so với lợi nhuận mà các phòng khám thu được mỗi ngày.
Sai phạm chính là quảng cáo quá mức Ông Nguyễn Việt Cường cho biết Hà Nội hiện có 12 cơ sở, phòng khám bệnh có yếu tố nước ngoài, phần lớn do người Việt Nam đứng tên nhưng bác sĩ người nước ngoài hành nghề.
Mặc dù Sở Y tế Hà Nội đã tìm mọi biện pháp để siết chặt quản lý song nhiều phòng khám vẫn sai phạm mà lỗi chủ yếu là quảng cáo trái phép, quảng cáo quá mức cho phép, bác sĩ nước ngoài hành nghề không phép. |
Bình luận (0)