Bệnh nhân Uyên được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Đồ Sơn đến Bệnh viện Việt Tiệp trong tình trạng tỉnh, nôn, tê lưỡi, chưa có kết quả xét nghiệm... Các y bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc đã tiến hành cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, lợi tiểu, rửa dạ dày để đào thải độc chất. Đến 11 giờ ngày 6-4, bệnh nhân Uyên đã tỉnh táo.
Theo lời kể của bệnh nhân, 11 giờ ngày 5-4, hai bố con luộc 2 con so biển ăn (mỗi con nặng khoảng 200gam). Nghiêm Thị Uyên ăn ít, còn lại bố là ông Nghiêm Danh Hiền ăn hết. Sau 4 giờ, người bố xuất hiện triệu chứng nôn, đau bụng, tê lưỡi, yếu hai chân. Gia đình đã đưa ông Hiền đến Bệnh viện Đa khoa Đồ Sơn cấp cứu, nhưng ông đã chết trên đường đi. Còn Uyên ăn ít so biển hơn nên sau đó mới có biểu hiện bị ngộ độc.
Tương tự, rạng sáng 5-4, Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, chân tay tê liệt. Bệnh nhân là anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1985, trú tại thôn 2, xã Quảng Phong, huyện Hải Hà).
Gia đình bệnh nhân cho biết, trong bữa cơm trưa, anh Dũng đã ăn món ăn chế biến từ con so biển. Khoảng một giờ sau khi ăn, anh thấy cơ thể mệt mỏi, chân tay tê liệt, gia đình đã đưa anh đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, bất tỉnh. Sau gần 2 giờ được các y, bác sỹ Bệnh viên Đa khoa Hải Hà cứu chữa, nhưng do độc tố cao, bệnh nhân đã tử vong.
Gần đây, tập thể y bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng vừa cứu sống một bệnh nhân là chị Nguyễn Thị Nhung (SN 1983, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn - TP Hải Phòng) cũng bị ngộ độc do ăn so biển. Bệnh nhân nhập viện vào 2 giờ 15 phút ngày 31-3 trong tình trạng rất nguy kịch: liệt hoàn toàn tứ chi, cấu véo, gọi hỏi không đáp ứng; đồng tử hai bên đều giãn tối đa, mất phản xạ với ánh sáng, phải thở theo bóng bóp... Khoa đã tiến hành cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, lợi tiểu, rửa dạ dày để đào thải độc chất.
Dễ nhầm so biển với sam biển
Con sam (lớn, trái) và hai con so (nhỏ, phải). Ảnh: TTO
Tiến sỹ Trần Thanh Cảng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc Bệnh viện Việt Tiệp, cho biết so biển thuộc họ nhà sam nhưng kích thước nhỏ hơn, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có hình tròn hoặc bầu dục.
Điều đặc biệt là so không cõng nhau thành đôi như sam mà đi đơn lẻ nên thường ngư dân chỉ bắt được một con, còn sam thì thường bắt một cặp. Khi trưởng thành con so có kích thước tối đa là 25cm, trọng lượng dưới 1kg (trong khi đó sam trưởng thành nặng từ 1,5-2kg).
So biển là loại không thể ăn được. Trứng và thịt so biển rất độc. So có chứa chất Tetrodotoxin - một loại độc tố thần kinh mạnh như trong cá nóc, có khả năng làm liệt cơ hô hấp gây ngừng thở. Khi bị ngộ độc, bệnh nhân có cảm giác tê môi, tê lưỡi, giãn đồng tử, co giật, hôn mê dẫn đến thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thực tế tại một số địa phương ven biển Việt
|
Bình luận (0)