xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều vi khuẩn gây bệnh mới

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Ngoài các vi khuẩn thường gặp, hiện có nhiều tác nhân gây bệnh, vi khuẩn kháng thuốc và những loại được sử dụng như vũ khí sinh học xuất hiện tại cộng đồng, bệnh viện…

Công bố mới đây của ngành y tế cho thấy trong khi nguy cơ ngày càng xuất hiện nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm mới trong cộng đồng, bệnh viện (BV) thì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn BV hiện chưa hiệu quả.
 
img

Người bệnh đang đối mặt với những loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm mới xuất hiện

Kháng thuốc gấp 1.000 lần

Ông L.V.N (52 tuổi, ngụ TPHCM) bị sỏi thận mức độ nhẹ và  được phẫu thuật nội soi gắp sỏi. Tuy nhiên, sau hơn nửa tháng phẫu thuật, vết mổ vẫn cứ mưng mủ, chảy dịch. Đi tái khám, các bác sĩ (BS) xác định vết mổ của ông đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Ông N. là trường hợp nhiễm khuẩn BV điển hình dù rằng vết mổ nội soi lâu nay không có gì là đáng nghiêm trọng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hiện nay, thế giới đang đối mặt với tác nhân gây bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện như cúm gà, lao đa kháng thuốc, các siêu vi khuẩn kháng thuốc… WHO cũng kêu gọi kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là một nhiệm vụ ưu tiên và là một chỉ số thiết yếu đánh giá chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và các quốc gia.

TS-BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, cho biết hiện nay có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn BV, trong đó các nhiễm khuẩn thường gặp như viêm phổi, nhiễm khuẩn vết mổ, đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn vết phỏng và các nhiễm khuẩn khác.

BS Phan Văn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết mổ do nhiễm khuẩn BV đang là vấn đề báo động tại các cơ sở y tế hiện nay. Riêng tại TPHCM, khảo sát vào năm 2007 về tình hình nhiễm khuẩn BV tại 23 BV cũng được ghi nhận tỉ lệ nhiễm khuẩn là 5,56%.    

Các chuyên gia y tế cảnh báo đáng lo ngại là ngoài các vi khuẩn thường gặp, nay  có thêm nhiều tác nhân gây bệnh, vi khuẩn kháng thuốc và những loại được sử dụng như vũ khí sinh học nguy hiểm mới xuất hiện tại cộng đồng và BV như tác nhân gây bệnh than, dịch hạch, đậu mùa, Helicobac terpylori, HIV, Rotavirus, hepatitis C virus… Nguy hiểm hơn, các vi sinh vật do vi khuẩn tạo ra có khả năng tạo ra những chất sinh học có khả năng đề kháng cao và cao gấp 1.000 lần so với những sinh vật không đề kháng.

Khó kiểm soát việc nhiễm khuẩn

Theo ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện có 4 nguồn gây nhiễm khuẩn BV gồm: môi trường (bề mặt, nước, không khí, thực phẩm), người bệnh (vi sinh vật nội sinh, suy giảm miễn dịch), khám chữa bệnh (tay cán bộ y tế, dụng cụ y tế, việc tuân thủ vô khuẩn) và vi khuẩn kháng thuốc (sử dụng kháng sinh rộng rãi).

BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, cho biết nhiễm khuẩn BV là một trong những thách thức hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiễm khuẩn BV sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tăng tỉ lệ tử vong, biến chứng, tăng ngày điều trị, tăng sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc và tăng chi phí điều trị. Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn BV chưa được quan tâm đúng mức.

Kết quả điều tra “Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2012” tại 522 BV Trung ương và tuyến tỉnh, huyện của Bộ Y tế cho thấy 40% số BV chưa có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn, 5% số BV chưa thành lập khoa hoặc tổ kiểm soát nhiễm khuẩn, 22% khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chưa có trưởng khoa…

Theo Bộ Y tế, để khắc phục hạn chế, kiểm soát vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là những loại mới trỗi dậy có nguy cơ đe dọa BV, cộng đồng hiện nay, bộ phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ nay đến năm 2015’’. Mục tiêu từ nay đến đó, 100% có tổ chức nhiễm khuẩn BV tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy vậy, có ý kiến cho rằng với tình hình quá tải BV ngày càng trầm trọng và cơ sở vật chất điều trị ngày một đi xuống như hiện nay thì khó tin rằng tỉ lệ nhiễm khuẩn BV lại không tăng nếu không có sự quyết liệt đầu tư đúng mức từ nhà quản lý BV.
 

Hệ quả nặng nề

Theo BS Phan Văn Báu, càng lên BV tuyến trên (hạng I), nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn do các cơ sở này thực hiện nhiều thủ thuật, phẫu thuật. Nhiễm khuẩn BV dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh và hệ thống y tế như làm tăng biến chứng và tử vong, kéo dài thời gian nằm viện thêm 7-15 ngày, tăng tỉ lệ kháng thuốc, chi phí điều trị cho một ca nhiễm khuẩn BV thường cao gấp 2 - 4 lần so với những trường hợp bình thường…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo