Thông tin trên được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) cho biết tại buổi làm việc với đoàn giám sát Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP HCM về đề án y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tại buổi làm việc, bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết bệnh viện có quy mô 1.600 giường với 2.000 nhân viên, là bệnh viện đa khoa hạng 1. Mỗi ngày, khu ngoại trú khám 3.700 - 4.000 lượt, tiếp nhận 2.000 lượt bệnh nhân nội trú, 350-400 ca cấp cứu.
Bệnh nhân điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM)
Bệnh viện Nhân dân 115 đã ứng dụng công nghệ thông tin trong điều trị ngoại trú và nội trú. Cụ thể, số hóa 100% hóa đơn điện tử; chuyển đổi thanh toán điện tử bằng sử dụng mã QR, POS; triển khai hệ thống đầu đọc để quét thẻ bảo hiểm y tế và căn cước công dân trích lục các dữ liệu thông tin cần thiết; phần mềm quản lý các vấn đề sai sót và báo cáo sự cố, giường bệnh, kê đơn, máy thở... Bệnh viện đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đột quỵ bằng phần mềm RAPID. Đây là phần mềm điều trị hiệu quả cho bệnh nhân nhồi máu não do tắc mạch máu.
Theo bác sĩ Sóng, có tới 50% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện sau "giờ vàng". Kết quả khảo sát cho thấy 48% trong số đó dược can thiệp thành công nhờ ứng dụng này, có thể quay trở lại vận động bình thường, giảm tỉ lệ di chứng hoặc tử vong.
Dù vậy, bệnh viện vẫn gặp khó khi nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu, khó thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn. Do đó, cần có chính sách đãi ngộ, thu hút người tài, nếu không tăng thu nhập thì không giữ chân được. Ngoài ra, hạ tầng, trang thiết bị phát triển riêng rẻ, thiếu đồng bộ giữa các đơn vị, khó tích hợp và tương thích theo xu hướng phát triển phần mềm. Thiếu quy định hướng dẫn chi tiết về thông tư ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng kết cấu chi phí công nghệ thông tin tính vào chi phí dịch vụ y tế.
Bác sĩ Sóng đề xuất cần bổ sung trong đề án về y tế thông minh của TP HCM ngân sách chi cho đầu tư hạ tầng và ứng dụng các phần mềm y tế thông minh cho các bệnh viện; triển khai các chính sách đãi ngộ đối với nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin…
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Khang, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Nhân dân 115, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 14.000 ca đột quỵ não. Năm 2015, thời gian "cửa sổ" để can thiệp đột quỵ não là 6 giờ (theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ thế giới). Tuy nhiên, năm 2018, "cửa sổ" thời gian được mở rộng đến 24 giờ.
"Bệnh viện lập tức tìm hiểu lý do và xác định chìa khóa là phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID. Phần mềm này đã được ứng dụng tại Hoa Kỳ và FDA công nhận. Thời điểm đó, năm 2018, mặc dù chúng ta đã biết RAPID nhưng để có phần mềm này không dễ do cơ chế. Phải mất khoảng hơn nửa năm và phải thông qua giám đốc đi ngoại giao mới có được" – bác sĩ Khang nhớ lại.
Theo bác sĩ Khang, năm 2019, Bệnh viện Nhân dân 115 triển khai phần mềm này. Theo thống kế, trung bình mỗi ngày, tại bệnh viện có 2 bệnh nhân đột quỵ đến điều trị sau 6 giờ, nhờ phần mềm RAPID thì có 1 người trở về cuộc sống bình thường.
Bác sĩ Khang cho biết trước đây, nếu bệnh nhân đột quỵ đến sau 6 giờ sẽ không can thiệp hoặc chỉ điều trị nội khoa. Tuy nhiên, khi ứng dụng phần mềm này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí mạch máu tắc, định lượng vùng máu não hoại tử cần tái thông sớm. Từ đó, bác sĩ chỉ định có thể can thiệp cho bệnh nhân hay không để có hướng điều trị chính xác.
Theo bác sĩ Khang, từ năm 2019 đến nay, 2.215 ca đã được chẩn đoán can thiệp bằng RAPID. Có những trường hợp bị đột quỵ từ các tỉnh ở rất xa TP HCM đến bệnh viện đã quá giờ nhưng vẫn được can thiệp hiệu quả.
Điều này rất có ý nghĩa vì Bệnh viện Nhân dân 115 là trung tâm điều trị đột quỵ lớn của phía Nam cũng như cả nước. Số ca đột quỵ tại bệnh viện tăng 13.906 ca vào năm 2019 (chiếm 8%-10% số ca của cả nước).
Cảnh báo mới về căn bệnh gây chết người âm thầm tại Việt Nam
Hội thảo "Dự phòng bùng phát viêm gan B ở bệnh nhân hóa trị và cập nhật những phương pháp chẩn đoán viêm gan B" đã được Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM) tổ chức ngày 27-10, thu hút nhiều y - bác sĩ đang công tác trong và ngoài bệnh viện này tham gia.
Nhiều y bác sĩ tham gia cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Với 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến cùng 2 báo cáo khoa học "Dự phòng bùng phát viêm gan B ở bệnh nhân hóa trị" (ThS.BS.CK2 Trần Nguyễn Ái Thanh, Trưởng khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện TP Thủ Đức trình bày) và "Cập nhật những phương pháp chẩn đoán viêm gan B" (ThS Mai Lệ Quyên, Trưởng khoa Vi sinh - Bệnh viện TP Thủ Đức trình bày), các bác sĩ đã được cập nhật kiến thức mới, nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B cho người bệnh.
BS.CK2 Nguyễn Thị Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết viêm gan virus B (viêm gan B) là bệnh do virus viêm gan B (Hepatitis B virus – HBV) gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến toàn cầu và nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, chủ yếu do các biến chứng của xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Việt Nam là nước có tỉ lệ lưu hành viêm gan B cao, chiếm 10,7% dân số.
Viêm gan B tái hoạt động là hiện tượng khá thường gặp ở bệnh nhân ung thư có điều trị ức chế miễn dịch và/hoặc hóa trị, với tỉ lệ dao động 1%- 53% trên người bệnh có viêm gan B mãn không hoạt động.
"Viêm gan B tái hoạt động trên người bệnh ung thư có thể làm nặng thêm tình trạng viêm gan, gây suy gan cấp, thậm chí tử vong do suy gan mà còn gây ảnh hưởng tới hiệu quả của điều trị ung thư do phải điều chỉnh liều, thay đổi phác đồ, trì hoãn điều trị hoặc có thể phải dừng điều trị" - BS Ngọc nhấn mạnh.
Ng.Thạnh
Bình luận (0)