xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những bài học ứng phó đại dịch Covid-19 từ việc điều trị HIV/AIDS

Tin và ảnh: Khánh Thu

(NLĐO) - Ngày càng có nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi xuất hiện, trong đó có trong đó có Covid-19 và đậu mùa khỉ, với những ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Dù tỉ lệ nhiễm và tử vong không giống nhau song virus HIV và SARS-CoV-2 có những điểm tương đồng, từ đó làm căn cứ cho quá trình chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa căn bệnh Covid-19.

Đó là nội dung bài giảng đại chúng "Bài học từ HIV/AIDS - Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó với đại dịch Covid-19" của GS Francoise Barre-Sinnoussi do Trường ĐH Văn Lang tổ chức chiều 23-7.

Những bài học ứng phó đại dịch Covid-19 từ việc điều trị HIV/AIDS - Ảnh 1.

GS Françoise Barré-Sinoussi trình bày bài giảng qua nền tảng zoom online.

Trong bài giảng cho sinh viên Trường ĐH Văn Lang trên nền tảng zoom online, GS Françoise Barré-Sinoussi cho biết từ sau ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới vào năm 1981 đến nay, đã có rất nhiều tiến triển quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán, chữa trị AIDS. Đây được xem là tiến bộ vượt bậc của khoa học cơ bản và là thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu, chữa trị căn bệnh thế kỷ. Điều này có được là do sự tham gia của các tổ chức y tế - chính trị - xã hội cũng như các nghiên cứu đa ngành trong điều trị và dự phòng.

GS Barré-Sinoussi nhấn mạnh càng ngày càng có nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi xuất hiện, trong đó có Covid-19 và đậu mùa khỉ với những ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Dù tỉ lệ nhiễm và tử vong không giống nhau song GS Sinoussi cho biết HIV và SARS-CoV-2 có những điểm tương đồng trong quá trình khám phá, phát hiện, điều trị và dự phòng.

"Năm 2019 - 2020, các nhà khoa học đã phát minh được vắc-xin giai đoạn 3 ngừa Covid-19, nhanh hơn rất nhiều so với tiến trình thời gian trong điều trị HIV/AIDS. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc về khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong y khoa. Những thành tựu này có được là nhờ những bằng chứng mà các nhà khoa học trước đó đã thu được khi họ nghiên cứu về virus HIV. Bên cạnh đó, những thành tựu này xuất phát từ nền tảng học thuật được chia sẻ trong cộng đồng y khoa thế giới đã được xây dựng trước đó khi họ tiếp cận điều trị HIV và bệnh lao" - GS Sinoussi khẳng định.

Giống như trong việc điều trị HIV, ban đầu, các nhà khoa học cũng xây dựng các loại thuốc điều trị Covid-19 tương tự như thuốc ức chế hoặc những loại thuốc có chứa kháng thể trung hòa trên diện rộng, thuốc kháng virus bên cạnh phương pháp điều trị kết hợp. Tiến trình phát minh vắc-xin Covid-19 cũng dựa trên nền tảng phát minh các loại thuốc điều trị HIV, xuất phát từ gốc DNA, RNA, các loại vector virus không sao chép và những công nghệ dựa trên protein.

GS Sinoussi rút ra những bài học quan trọng trong việc điều trị HIV/AIDS đối với việc ứng phó Covid-19: Thứ nhất, chậm trễ và thiếu linh hoạt trong việc thay đổi môi trường với những tác động nhanh chóng về nguồn tài nguyên và công cụ để ứng phó với đại dịch.

Thứ hai, tuy có những phát triển vượt bậc về phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị nhưng vẫn còn rất chậm và thiếu hụt trong việc tiếp cận và áp dụng.

Thứ ba, thiếu và yếu trong việc đẩy mạnh hệ thống chăm sóc y tế và nguồn nhân lực.

Thứ tư, chưa coi trọng việc tham gia và đóng góp, tư vấn của cộng đồng và toàn xã hội.

Thứ năm, không những không giải quyết được bất bình đẳng về mặt xã hội và kinh tế cũng như những vấn đề liên quan đến phân biệt đối xử mà còn làm nổi rõ hơn tình trạng này.

Thứ sáu, truyền thông không đúng cách và thiếu sự điều phối, quản lý trong công tác truyền thông.

Thứ bảy, chưa thực hiện tốt việc xây dựng các nghiên cứu mang tính đa thể chế và đa chuyên môn trên phương diện quốc gia.

Thứ tám, chưa coi trọng việc huy động các nguồn lực công và tư, các nhà nghiên cứu, các chuyên viên y tế và các cộng đồng.

Thứ chín, chưa thực hiện tốt các cải thiện và xúc tiến toàn cầu liên quan đến tài trợ thông qua các dự án phi lợi nhuận.

Cuối cùng, những quyết định mang tính chính trị, tính minh bạch và nhanh chóng trong việc đưa ra các quyết định vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện.

GS Sinoussi kết luận những bài học trong quá trình ứng phó với HIV/AIDS vẫn chưa được áp dụng một cách đầy đủ và toàn diện trong đại dịch Covid-19. Vì vậy, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết các nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới cũng như cộng đồng các nhà khoa học cùng với hiệu quả hoạt động của các chương trình hợp tác quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc giúp người dân tiếp cận vắc-xin càng sớm càng tốt.

Những bài học ứng phó đại dịch Covid-19 từ việc điều trị HIV/AIDS - Ảnh 2.

Phần trình bày của GS Françoise Barré-Sinoussi thu hút đông đảo sinh viên và các nhà khoa học.

Tính đến giữa năm 2022, độ phủ vắc-xin Covid-19 trên toàn thế giới đã đạt khoảng 70%. Tỉ lệ này ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp là dưới 50%.

GS Françoise Barré-Sinoussi (Pháp) được vinh danh tại hạng mục giải Nobel Y học - Sinh lý học vì những đóng góp lớn cho nền y học thế giới. Đầu năm 1970, bà làm việc tại Viện Pasteur Paris, nghiên cứu chuyên sâu về retroviruses. Năm 1983, bà cùng đồng nghiệp đã tìm ra HIV, virus gây ra bệnh AIDS. Từ năm 1988, bà bắt đầu nghiên cứu vắc-xin ngừa HIV tại Viện Pasteur Paris. Năm 2008, bà nhận giải Nobel Sinh lý học - Y học.

GS Barré-Sinoussi là đồng tác giả hơn 200 báo cáo khoa học, 250 báo cáo tại hội nghị khoa học quốc tế.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo