xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những người "đua" với Covid-19

Ngọc Dung

72 giờ thức trắng theo dõi từng phút, từng giờ để phân lập được virus corona chủng mới, nhóm chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã ghi tên Việt Nam vào danh sách 4 nước trên thế giới làm được điều này

Kể lại câu chuyện nghiên cứu và phân lập thành công virus corona chủng mới, PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - "tổng chỉ huy" nhóm nghiên cứu 11 thành viên, gọi đó là nhiệm vụ "bất khả kháng" nhưng cũng là khát khao chinh phục cái mới trong hành trình nghiên cứu khoa học.

Hành trình "bắt" chủng mới virus corona

PGS-TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Phó trưởng Khoa Virus Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho biết nghiên cứu xác định được căn nguyên dịch là ưu tiên hàng đầu để phục vụ các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân theo hướng nào, cách ly như thế nào và bao lâu thì được ra viện. "Đêm 28 Tết, khi có trường hợp nghi ngờ nhiễm đầu tiên, ngoài cán bộ 11 người của phòng thí nghiệm thì Khoa Virus 18 người còn lại nhận nhiệm vụ đến nơi cách ly để gặp bệnh nhân và lấy mẫu bệnh phẩm. Ngay sau đó, mẫu được xử lý ngay và làm xét nghiệm" - PGS Hằng chia sẻ.

Những người đua với Covid-19 - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nhận bằng khen của Bộ Y tế Ảnh: HẢI ANH

Không chỉ áp lực vì những thông tin ít ỏi của loại virus mới này, các chuyên gia còn đối mặt với nguy hiểm có thể nhiễm virus này nếu sơ suất. "Sáng 7-2, chúng tôi kiểm tra thì thấy dường như có sự phát triển của virus ở trong tế bào nhưng muốn khẳng định thì bắt buộc phải nhìn thấy được hình ảnh. Vì vậy, chúng tôi quyết định làm tiêu bản, cố định rồi mới chuyển xuống kính hiển vi điện tử. Khoảng 9 giờ cùng ngày, chúng tôi nhìn thấy virus corona đúng như mô tả trên y văn và từ những kết quả phân lập thành công trước đó" - PGS Hằng nhớ lại.

"Hạnh phúc vỡ òa, sung sướng, cảm giác như mình vừa ghi được bàn thắng vàng..." là những cảm xúc của nhóm nghiên cứu sau 72 giờ thức trắng "truy tìm" virus corona chủng mới.

Căn phòng nguy hiểm

Phòng Thí nghiệm An toàn sinh học cấp 3 là căn phòng được nhóm nghiên cứu nhắc đến nhiều trong câu chuyện kể về hành trình "bắt" chủng virus này. Theo PGS Lê Thị Quỳnh Mai, căn phòng này đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đủ điều kiện để thực hiện những xét nghiệm là tác nhân vi sinh mới và các tác nhân gây nhiễm nguy hiểm.

"Đây cũng được gọi là "căn phòng nguy hiểm" vì chỉ cần một sơ sẩy nhỏ, các mẫu bệnh phẩm phát tán virus ra ngoài thì cán bộ xét nghiệm sẽ là người bị lây nhiễm đầu tiên. Vậy nên, 72 giờ chiến đấu với virus corona mới là từng đó thời gian các nhà khoa học phải đối mặt với hiểm nguy" - PGS Quỳnh Mai chia sẻ.

Theo PGS Quỳnh Mai, khi vào căn phòng này, các kỹ thuật viên được bảo hộ tối đa cùng các trang thiết bị đủ điều kiện để có thể ngăn ngừa phơi nhiễm không mong muốn hoặc kiểm soát thất thoát tác nhân gây bệnh và độc tố. Hơn nữa, quá trình xét nghiệm cần rất nhiều bước, đòi hỏi các nhân viên phòng xét nghiệm phải tỉnh táo, có độ chính xác cao nhất.

"Để làm việc trong căn phòng đặc biệt ấy, các nghiên cứu viên cũng phải đạt những tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt hoặc nếu mắc một số bệnh nhất định sẽ không được vào làm. Áp lực không khí trong phòng này phải là áp lực âm để không khí không thể thoát các tác nhân gây nhiễm ra ngoài. Khi phải làm việc nhiều giờ trong môi trường và điều kiện áp suất âm chắc chắn không hề dễ chịu" - PGS Quỳnh Mai nói.

Chỉ riêng việc mặc bộ đồ bảo hộ, đối với các nhà nghiên cứu đã là một việc vô cùng vất vả. "Chúng tôi phải tập quen dần với đồ bảo hộ. Khi bước vào khu vực An toàn sinh học cấp 3, chúng tôi phải mặc đồ bảo hộ từ đầu đến chân, đeo thêm một lớp kính bảo hộ, thậm chí phải đeo 2 lớp găng tay và dùng khẩu trang N95. Thường thì chúng tôi chỉ có thể kéo dài thời gian làm việc trong phòng khoảng 4 giờ vì đeo khẩu trang N95 rất khó thở. Hơn nữa, đây là công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tỉ mỉ nên chúng tôi không thể làm việc quá lâu trong đó, sẽ không bảo đảm sức khỏe. Bước chân ra khỏi phòng là chúng tôi sẽ mất thêm một bộ trang phục bảo hộ" - bác sĩ Ứng Thị Hồng Trang, thành viên nhóm nghiên cứu, kể.

Các cán bộ, nhân viên tại phòng xét nghiệm đều có ít nhất 10 năm kinh nghiệm, được đào tạo về an toàn sinh học, rất thuần thục khi phân tích, đặc biệt đều đã trải qua cảm giác nguy hiểm khi nghiên cứu nhiều về cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1, đại dịch cúm H1N1 năm 2009, virus MERS Cov năm 2012, dịch Ebola...

TS-BS Hoàng Vũ Mai Phương, Trưởng Khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho biết đặc thù công việc của bà và đồng nghiệp đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từ những khâu nhỏ nhất như cố định bệnh phẩm, chuyển bệnh phẩm rồi cắt, đúc, nhuộm, đưa ra tiêu bản cho bác sĩ đọc, đến những công việc phức tạp hơn là nghiên cứu, nuôi cấy, phân lập, giải mã virus.

"Khác với các bác sĩ làm việc trên lâm sàng, chúng tôi làm việc với mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi nhiễm, thu thập từ dịch họng của họ. Chúng tôi tiếp xúc với chúng thì đương nhiên là đã hiện hữu sự nguy hiểm. Lựa chọn nghề này, chúng tôi xác định mình cũng sẽ đối mặt nhiều nguy cơ nhưng rồi với 15 năm gắn bó cùng phòng thí nghiệm tại Trung tâm Cúm quốc gia, đến giờ bản thân tôi cũng đã vượt qua những mối lo về nguy cơ phơi nhiễm với bệnh phẩm" - bác sĩ Mai Phương tự tin.

Phấn đấu điều chế vắc-xin

Độ nguy hiểm và tốc độ lây lan của Covid-19 được đánh giá cao hơn so với nhiều loại dịch bệnh trước đó. Vậy nên bên cạnh các bác sĩ điều trị nơi tiền tuyến, ở hậu phương, các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm cũng đang miệt mài giải mã những bí ẩn xung quanh chủng virus corona mới.

"Với các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực virus học, đích cuối cùng vẫn là phải có con virus, phải "bắt" được nó. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải giải mã được con virus gây bệnh Covid-19 là SARS-CoV-2 để có đầy đủ thông tin về nó. Từ đó mới so sánh để xem là giữa chủng ở Trung Quốc với chủng virus phát hiện ở Việt Nam có bị biến đổi gì không. Theo quy luật, virus sau nhiều lần nhân bản sẽ khác đi một ít nên các bệnh từ virus mới rất khó đoán" - PGS Quỳnh Mai giải thích.

Với việc nuôi cấy và phân lập thành công virus corona chủng mới trong phòng thí nghiệm sẽ là cơ sở quan trọng để bắt đầu rất nhiều bước nghiên cứu khác. Đây chính là dữ liệu để nghiên cứu các liệu pháp điều trị, phát triển sinh phẩm chẩn đoán đặc hiệu và sản xuất vắc-xin phòng bệnh.

"Có thể thời gian sản xuất vắc-xin còn dài và để ra được loại vắc-xin có độ an toàn phải qua rất nhiều giai đoạn thử nghiệm nhưng đó là ước mơ trong tương lai" - nhóm nghiên cứu kỳ vọng.

Cuộc chiến trường kỳ

Trong quá trình nghiên cứu các loại virus, PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai thường nói với các đồng nghiệp rằng chúng thông minh hơn con người rất nhiều, chúng biết cách né tránh rất nhiều bẫy phát hiện của đối thủ. Chỉ nói về quá trình tiến hóa, virus có sự thay đổi rất nhanh để thích nghi hoặc chống lại mọi nỗ lực tấn công từ con người. Hệ miễn dịch của con người sinh ra để tiêu diệt nó thì nó đã nhanh chóng lẩn qua được để tấn công vào các tế bào sống của cơ thể người. Con người phải mất hàng ngàn năm để tiến hóa, trong khi con virus chỉ qua 2 - 3 năm đã chuyển thành một loại khác.

15-anh-box

PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai

"Dù nó vẫn tên là A do con người đặt nhưng chỉ một vài năm, nó đã mang dáng vẻ rất khác khiến con người lại phải vất vả tìm cách đối phó. Có lẽ vì thế mà cuộc chiến giữa loài người với virus sẽ không bao giờ dừng lại và chúng tôi chẳng bao giờ lo thất nghiệp!" - PGS Mai hài hước nói.

Kỳ tới: Nín thở chờ xét nghiệm

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo