xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi sợ trường học

Anh Thư

Mùa thi đến gần cũng là lúc nhiều trẻ bắt đầu tỏ ra... ngán ngại việc học sau một thời gian “tăng tốc”. Đưa con đến một phòng khám tâm thần, chị N.T.H.A (40 tuổi) cho biết mình đã “hết cách” sau 2 tuần lễ năn nỉ, khuyên giải, thậm chí phải đánh mắng cậu con trai học lớp 9 vì em nhất quyết không chịu đến trường nữa.

Trước đó, em hay có biểu hiện lầm lì, chán nản, nằm bẹp trên bàn học. Sau một lần “giấy mời phụ huynh” được gửi về nhà, em không chịu đến trường nữa. Đáng nói, khi cha mẹ đánh mắng, em không bao giờ phản ứng mạnh mà chỉ ngồi co ro và khóc rồi tự giam mình trong phòng. Một lần gần đây, cha em còn phát hiện con trai vừa khóc vừa nói lảm nhảm một mình.

Đến buổi làm việc thứ hai, em mới tiết lộ với bác sĩ là gần đây có cảm giác mình là người bất tài vì bị thầy cô la mắng thường xuyên, bạn bè thì giễu cợt và trong số những người hay chọc ghẹo còn có một lớp phó học tập (nữ) mà trước đó em rất ngưỡng mộ.

Nhân viên phòng tâm lý học đường của một trường THPT tại TP HCM tiết lộ sau lần báo chí rầm rộ bàn cãi về clip bạo lực học đường vừa rồi, một số học sinh đã tìm đến chị và tỏ ra rất lo lắng. Đa số các em là những người hay bị bạn bè xa lánh, bắt nạt; nhiều em lo ngại rằng trong thời buổi ai cũng có thể sở hữu một chiếc smartphone, mọi hình ảnh đều có thể bị tung lên mạng.

“Một em gái tâm sự rằng nỗi lo lớn nhất là bị bêu riếu trên mạng. Giám thị trường khá nghiêm nên các em không sợ bị đánh nhưng chỉ cần bạn bè lén quay lại một khoảnh khắc xấu hổ vô tình nào đó và đưa lên mạng cũng đủ để các em không dám đi học nữa!”.

ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định tâm thần TP HCM, cho biết trong tâm thần học có một chứng gọi là “ám ảnh sợ trường học”.

Do áp lực học tập, áp lực thành tích, bị bạn bè chọc ghẹo, bắt nạt hoặc chứng kiến cảnh người khác bị bắt nạt... trong thời gian dài có thể hình thành những rối loạn lo âu ở trẻ và dẫn đến tình trạng sợ sệt hoặc không chịu đi học.

“Trong các tình huống này, trước hết đừng nên đánh mắng trẻ vì có thể làm tình hình tồi tệ thêm. Có thể trẻ không bị bắt nạt nhưng khi chứng kiến việc người khác bị hiếp đáp, dù là qua mạng, sách báo... cũng có thể dẫn đến tình trạng lo âu và ám ảnh, sợ có một ngày mình sẽ rơi vào tình huống đó. Nên quan sát kỹ các hành động của trẻ và nhờ đến chuyên gia nếu trẻ bắt đầu có những hành động bất thường” - BS Quang khuyến cáo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo