xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát hiện nhanh trẻ mắc tự kỷ

Theo NGỌC HÀ (Tuổi Trẻ)

Nghiên cứu vừa thực hiện năm 2010 của Bệnh viện Nhi T.Ư đã mở ra một tín hiệu mới, lạc quan hơn: gia đình, cộng đồng có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc tự kỷ ngay khi trẻ chưa đầy 2 tuổi

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi T.Ư, cho hay chỉ với 23 câu hỏi nhanh xung quanh hoạt động hằng ngày của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự kiểm tra cho con em mình, xác định được phần nào nguy cơ trước khi phải đưa đến cơ sở y tế điều trị.

 

Xác định chỉ bằng bốn câu hỏi

 

Nghiên cứu được thực hiện đối với 6.583 trẻ từ 18-24 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình cho thấy phương pháp có độ nhạy cao (74,4%) - nghĩa là 74,4% trẻ có dấu hiệu nguy cơ từ phương pháp này thật sự mắc bệnh lý tự kỷ qua những thăm khám, chẩn đoán tỉ mỉ của đơn vị y tế sau này, và độ đặc hiệu cao (99,9%) - nghĩa là có đến 99,9% trẻ có những đáp án bình thường từ bộ câu hỏi sẽ không lo mắc bệnh.
 

 

img
Giáo viên vừa cùng chơi vừa chăm sóc các học sinh trong một lớp học dành cho trẻ tự kỷ tại Nam Định. Ảnh: My Lăng



Theo kinh nghiệm thăm khám thực tế của các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư, không cần đến 23 câu hỏi, phụ huynh của trẻ ở độ tuổi 18-24 tháng có thể xác định nguy cơ tự kỷ của con mình chỉ bằng bốn câu hỏi: trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật không, trẻ có mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ không, trẻ có phản ứng khi được gọi tên không và trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào hay không.

 

Trẻ tự kỷ tăng cao

Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ phải điều trị tại viện năm 2007 tăng 33 lần so với năm 2000. Số trẻ tự kỷ được phát hiện từ năm 2007 đến nay tiếp tục tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2009 có gần 1.800 trẻ tự kỷ điều trị tại viện, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2007 (năm 2007 có khoảng 400 trẻ được xác định mắc tự kỷ tại khoa tâm bệnh, con số này của năm 2008 là 963 em).

Kết quả điều tra tại Thái Bình cho thấy số trẻ bị tự kỷ có kết quả bất thường với bốn câu then chốt này rất cao: 93,3% trẻ không dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật; 86,7% trẻ không bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ; 80% trẻ không đáp ứng khi được gọi tên; 73,3% trẻ không nhìn vào đồ vật/ đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào.

 

Trẻ có cơ hội phát triển bình thường, nếu...

 

Được can thiệp sớm trước 2 tuổi, cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với cộng đồng của trẻ là rất lớn (đến 80%), sau 2 tuổi hiệu quả can thiệp chỉ còn được 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ tự kỷ được chẩn đoán bệnh khá muộn, gần một nửa trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.

 

Một lưu ý nữa là qua quan sát, theo dõi, điều tra hồi cứu đối với tất cả trẻ mắc bệnh được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư từ năm 2008 đến năm 2010, cho thấy nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn hẳn ở trẻ có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trước sinh, trong sinh và sau sinh như: mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh già tháng, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ phải can thiệp sản khoa khi sinh, trẻ vàng da ngay sau sinh bất thường, trẻ xem truyền hình trên 6 giờ/ngày... Theo đó, trẻ xem truyền hình trên 3 giờ/ngày có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 20,6 lần trẻ xem dưới 3 giờ/ngày.

23 câu hỏi nhận biết sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ 18-24 tháng tuổi

1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?

 

2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?

 

3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không?

 

4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không?

 

5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê...)?

 

6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật?

 

7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật?

 

8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình...) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống?

 

9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ?

 

10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?

 

11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)?

 

12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không?

 

13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)?

 

14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên?

 

15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào?

 

16. Trẻ có biết đi không?

 

17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không?

 

18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không?

 

19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ?

 

20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc?

 

21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không?

 

22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích?

 

23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?

 

Trên thế giới, bảng kiểm MCHAT-23 đánh giá trẻ tự kỷ lứa tuổi 18-24 tháng sẽ cho kết quả nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ hoặc hai câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là không.
 
Tuy nhiên, với các câu 11,18, 20, 22 thì câu trả lời có lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo