Nghiên cứu đầu tiên bởi nhà nghiên cứu bệnh học ung thư Charles Clevenger từ Đại học Virginia (Mỹ) chứng minh rằng sự hiện diện của một số thụ thể prolactin đã biến đổi các tế bào vú lành mạnh thành tế bào ung thư. Công trình này vừa công bố trên npj Breast Cancer.
Tế bào ung thư vú (Ảnh: Science Photo Library)
Nghiên cứu thứ hai, vừa công bố trên Endocrinology, do giáo sư Clevenger và nhóm cộng sự đã phát hiện ra rằng nếu ngăn chặn được đường truyền tín hiệu tế bào bị kích hoạt bởi prolactin, chúng ta sẽ chặn được sự phát triển của các tế bào ung thư vú.
Theo Science Alert, prolactin được tiết ra bởi tuyến yên, là một hormone với 300 chức năng sinh học khác nhau, từ những biến động trong quá trình trao đổi chất, điều chỉnh hệ miễn dịch, cho đến tiều tiết việc tạo ra sữa mẹ.
Tuy nhiên có vẻ một số dạng thụ thể của prolactin đã gây họa. Mối nghi ngờ về sự liên kết giữa ung thư vú và prolactin đã tồn tại hàng thập kỷ nay, dù một nghiên cứu năm 1980 đã bác bỏ điều này. Thế nhưng kỹ thuật hiện đại đã xác thực mối nguy cơ trên. Cụ thể, các thí nghiệm dựa trên cơ sở dữ liệu của The Cancer Genrome Atlas đã tìm ra loại thụ thể của prolactin dẫn đến ung thư vú, mang tên hPLrl .
Tin mừng là trong nghiên cứu thứ 2, một loại thuốc sẵn có là chất ức chế HDAC6 có thể ngăn chặn một protein liên kết với prolactin, làm gián đoạn con đường truyền tín hiệu gây hại.
Theo giáo sư Clevenger, như vậy prolactin đã trở thành một trong các nguyên nhân chính yếu gây ung thư vú mà bấy lâu chúng ta bỏ sót. Việc tìm ra nó đặc biệt quan trọng trong việc định hướng các phương pháp điều trị về sau.
Bình luận (0)