80% người mắc có biểu hiện nhẹ, bệnh tự khỏi
Vừa qua Bộ Y tế ban hành phiên bản 6 cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. Theo đó, virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp như giọt bắn, hạt khí dung, không khí và qua đường tiếp xúc. Virus cũng có khả năng lây truyền cao tại các cơ sở y tế, những nơi đông người và trong không gian kín. Bộ Y tế cho biết hiện virus đang biến đổi liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát hơn. Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày với triệu chứng hay gặp nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ.
Trong phiên bản mới nhất này, Bộ Y tế cập nhật thêm một số triệu chứng lâm sàng bao gồm đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi. "Hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Thậm chí, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng khoảng 5-8 ngày (phác đồ cũ từ 7-8 ngày)"- phác đồ mới nêu.
Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong. Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có suy hô hấp, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Cũng theo phác đồ này, Bộ Y tế thống nhất tất cả ca F0 có kết quả dương tính hoặc không có triệu chứng điều trị tại các buồng bệnh thông thường. Ca bệnh nặng, nguy kịch cần điều trị tại buồng hồi sức tích cực. Do chưa có thuốc đặc hiệu, nên hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu trên cơ sở cá thể hóa cho từng trường hợp, đặc biệt các ca nặng. Điểm đáng lưu ý trong phác đồ mới, Bộ Y tế chia tiêu chuẩn xuất viện thành 3 mức, thời gian điều trị ngắn nhất là 10 ngày.
Bộ Y tế cũng thay đổi cách theo dõi sau khi xuất viện. Theo đó, sau khi về nhà, bệnh nhân tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu sốt hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để khăm khám và điều trị kịp thời.
Nâng cao thể trạng, vệ sinh mũi họng
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết Việt Nam đang xây dựng kế hoạch tiếp nhận 100.000 bệnh nhân Covid-19, trong đó với phác đồ sửa đổi này lần đầu tiên cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền điều trị Covid-19. "Đây là phương thuốc rất kinh điển trong những năm đất nước còn nghèo khó, từng dùng để chữa bách bệnh. Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cũng thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng. Ngoài ra, các trường hợp F1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị thuốc này"- PGS Khuê nói.
Cũng tại phác đồ về hướng dẫn, điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo, các biện pháp theo dõi và điều trị chung là: nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có). Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng và họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường. Giữ ấm cơ thể và uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải. Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết…
Bác sĩ khuyến cáo trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay bản thân có thể trở thành F0 hoặc F1 bất cứ lúc nào do đó mỗi người cần chú ý nâng cao thể trạng bằng cách tập luyện, thể dục đều đặn. "Có thể mỗi ngày chỉ cần vận động 15- 30 phút nhưng phải tập luyện hàng ngày, cùng đó bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều trái cây, rau của quả hoặc ép nước, đồng thời vệ sinh mũi họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Đây là bệnh đường hô hấp, nên việc súc miệng bằng nước muối hoạc các dung dịch sát khuẩn hằng ngày như khuyến cáo của Bộ Y tế rất quan trọng. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên giúp phòng ngừa hoặc giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc 5 K của Bộ Y tế"- chuyên gia này nhấn mạnh.
Bộ sản phẩm Traphaco sẵn sàng bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình:
1. Nước súc miệng sát khuẩn T-B: Giúp sát khuẩn toàn khoang miệng. 4 sản phẩm - 4 hương vị đa dạng, có T-B Kid dành riêng cho trẻ nhỏ.
2. Thuốc nhỏ mắt mũi NaCl 0,9%: Sản xuất bằng công nghệ kín hiện đại nhất, vô trùng tuyệt đối, giúp vệ sinh mắt, mũi, an toàn cho cả trẻ sơ sinh.
3. TP.BVSK Antot Thymo: Với sự kết hợp Thymomodulin, Lysin, Cholin và các acid amin thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng trong các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp và bệnh cảm cúm trong mùa hoặc trong vùng có dịch bệnh.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Traphaco cam kết bán đúng giá các sản phẩm, đảm bảo cung ứng đủ hàng.
Để mua và sử dụng Sản phẩm Traphaco:
Liên hệ các nhà thuốc trên toàn quốc
Mua hàng trực tuyến chính hãng tại traphacoshop.com
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CTCP Traphaco, ngõ 15 đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Tổng đài: 1800.6612
Fanpage: Traphaco Con đường sức khỏe xanh
Bình luận (0)