1. Điều trị triệu chứng:
a. Chống ngứa bằng thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc toàn thân.
Cắt ngắn ngón tay, mặc quần áo kín.
b. Giảm đau hạ sốt không dùng Aspirin ở trẻ em vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye.
2. Phòng ngừa và điều trị bội nhiễm:
- Vệ sinh thân thể, thay quần áo hằng ngày, tắm dung dịch sát trùng sẽ làm giảm tỉ lệ bội nhiễm.
- Cho kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm.
3. Thuốc chống virus thủy đậu;
a. Adenine arabinoside (Vidarabine): ít dùng ở Việt
b. Acyclovir (Acyclo- gua - nosine): là thuốc có hiệu quả chống Herpes –Zoster virus dùng ở trẻ em và người lớn rút ngắn thời gian tạo bóng nước, làm giảm những triệu chứng thực thể ở khoảng 40% bệnh nhân. Thuốc có hiệu quả nếu được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi khởi bệnh.
Liều lượng:
- Trẻ <1 tuổi: 10 mg/1kg/1 ngày.
- Trẻ từ 2 -12 tuổi: 20 mg/1kg 1 ngày.
- Người lớn: 800 mg/1 lần x 3 lần 1 ngày.
Thời gian điều trị 5- 7 ngày bằng đường uống.
4. Phòng ngừa:
Rất khó đạt hiệu quả cao bởi vì bệnh có thể lây 24 - 48 giờ trước khi có bóng nước. Khi phát hiện cách ly bệnh nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh cho đến khi các nốt đậu đóng mày.
a. Tạo miễn dịch, thụ động:
Globuline miễn dịch (VZIG) có thể sử dụng cho những người tiếp xúc với virus nhưng chưa có miễn
dịch mắc phải, trẻ mới sinh có mẹ bị thủy đậu, phụ nữ có thai...
Liều lượng: 1 lọ/10 kg, tiêm bắp.
Thuốc phải được cho trong vòng 96 giờ sau khi tiếp xúc, tốt nhất trong vòng 48 giờ.
b. Tạo miễn dịch chủ động: Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính, đa số bệnh tự khỏi nhưng ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy giảm bệnh thường trầm trọng. Do đó những đối tượng này cần được chủng ngừa. Thuốc chủng ngừa được làm bằng
virus sống giảm độc lực có tên Oka-Merck. Thuốc đã được sử dụng tại Nhật Bản, Triều Tiên, một số nước châu Âu.
Bình luận (0)