icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng ngừa viêm màng não mủ cho trẻ

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM)

Bệnh viêm màng não mủ do Hib có thể truyền qua chất tiết hô hấp khi ho, nhảy mũi, tiếp xúc gần giữa các trẻ. Vì vậy cần cách ly trẻ bệnh càng sớm càng tốt l Chủng ngừa là cách phòng bệnh tốt nhất

Viêm màng não tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể gặp bất kỳ vào thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, bệnh viêm màng não tăng cao nhất.

Nhiều triệu chứng không rõ ràng

Tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM, bệnh nhân viêm màng não có chiều hướng tăng hằng năm. Cụ thể là vào năm 2001, có 416 ca nhập viện thì đến năm 2005, số trẻ mắc bệnh viêm màng não nhập viện tăng hơn gấp đôi, với 864 ca. Trong đó, thường gặp nhất là viêm màng não mủ do Hib (vi trùng Haemophilus influenzae b) gây ra, chiếm hơn 60% trường hợp. Hib là tác nhân gây nhiễm khuẩn màng bao của não và tủy sống thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Riêng ở Việt Nam và vùng Đông Nam Á, hơn nửa trường hợp viêm màng não do Hib xảy ra ở trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu đời. Trung bình cứ 20 trẻ bị viêm màng não sẽ có 1 trẻ tử vong.

Ban đầu triệu chứng của viêm màng não mủ thường là sốt và có những dấu hiệu liên quan đến não, nhưng trẻ nhỏ hơn 1 tuổi có thể có ít các triệu chứng thần kinh đặc hiệu khiến cho việc chẩn đoán khó khăn hơn. Đặc biệt, cha mẹ của trẻ rất khó nhận biết, nên hầu hết trẻ nhập viện khi bệnh diễn tiến ở giai đoạn muộn. Đối với trẻ nhỏ, những triệu chứng không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt hay hạ thân nhiệt, xanh tái, khó thở, lừ đừ quấy khóc, giảm trương lực cơ, thóp phồng, co giật... Ở trẻ lớn hơn, bệnh thể hiện trong nhiều ngày, thường với triệu chứng nhiễm trùng hô hấp, tiếp theo là các dấu hiệu triệu chứng cổ điển như sốt, nôn mửa, thay đổi tri giác hay nhức đầu, sợ ánh sáng... Khi bệnh diễn tiến, xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn như hôn mê, co giật.

Có thể bị di chứng thần kinh

Những trẻ bị viêm màng não mủ cần được điều trị càng sớm càng tốt vì bệnh thường để lại những di chứng nặng nề hoặc có thể gây tử vong. Nếu bệnh nhi được thầy thuốc xử trí thích hợp thì tỉ lệ tử vong chung chiếm từ 5%-10% và có khoảng 20% -50% trẻ sống sót vẫn bị di chứng thần kinh về sau. Thực tế tại BV Nhi Đồng 1, có khoảng 15%-35% bệnh nhi bị viêm màng não mủ được cứu sống có tổn thương não vĩnh viễn như trẻ sẽ bị rối loạn tâm thần, điếc, liệt hoặc một số vấn đề nghiêm trọng khác.

Viêm màng não mủ là bệnh rất nguy hiểm và điều trị tốn kém nên việc phòng bệnh là rất quan trọng. Cách kiểm soát hiệu quả nhất là chủng ngừa cho tất cả trẻ nhỏ thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm Hib và tử vong. Kể cả khi đang có dịch viêm màng não mủ xảy ra, cha mẹ vẫn có thể cho con đi tiêm phòng bệnh vì sau khi tiêm từ 3 - 4 ngày cơ thể trẻ đã sinh ra kháng thể phòng bệnh. Hiện tại, theo thống kê tại BV Nhi Đồng 1, trong những trẻ bị viêm màng não mủ nhập viện chỉ có 1% được chủng ngừa; trong những trẻ được chủng ngừa, không có trẻ nào bị viêm màng não mủ do Hib. Khi tiêm ngừa Hib có thể xảy ra sốt nhưng thường nhẹ, thoáng qua và giảm sau 1 - 2 ngày và có thể tiêm cùng lúc với các vắc - xin khác.

Các giai đoạn chủng ngừa viêm màng não mủ

Có thể bắt đầu tiêm vắc- xin phòng bệnh cho trẻ lúc 2-3 tháng tuổi hay bất kỳ thời điểm nào ở trẻ dưới 5 tuổi theo lịch sau:

- Trẻ 2 – 6 tháng: 3 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần. Nhắc lại, lúc 18 - 24 tháng

- Trẻ 6 tháng - 12 tháng: 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần.

- Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi: 1 liều duy nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo