xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

PrEP - vũ khí dự phòng phơi nhiễm HIV

Bài và ảnh: Hải Anh

Sau 2 năm triển khai mở rộng chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, Việt Nam đang mở rộng hơn nữa chương trình này. Đây là một trong những hoạt động được xem là một phần cam kết của quốc gia nhằm chấm dứt đại dịch HIV/AIDS

PGS-TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, cho biết tháng 6-2017, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã khởi động chương trình thí điểm dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus ARV (PrEP) lần đầu tiên tại TP HCM và Hà Nội.

Hơn 13.000 người có nguy cơ cao dùng PrEP

Các bài học kinh nghiệm tại mô hình thí điểm này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ đặc thù cho nhóm đích về dịch vụ HIV/AIDS tại cơ sở y tế công hoặc tư nhân. Các mô hình đa dạng này đã được triển khai trong chương trình mở rộng PrEP cấp quốc gia vào tháng 11-2018 tại 11 tỉnh, thành do chương trình viện trợ khẩn cấp của tổng thống Mỹ (PEPFAR) tài trợ.

Từ năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các quốc gia về triển khai PrEP là một lựa chọn dự phòng bổ sung quan trọng, là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV. Dự phòng trước phơi nhiễm là liệu pháp dự phòng mang tính đột phá, có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục tới hơn 90% nếu sử dụng đúng cách, như một phần của chiến lược dự phòng tổng thể. Tại Việt Nam, sau 2 năm thực hiện triển khai dịch vụ PrEP tại gần 30 tỉnh, thành, tính đến ngày 30-9, tổng số khách hàng sử dụng ít nhất một lần dịch vụ PrEP là 13.256 khách hàng, số khách hàng đang điều trị PrEP là 10.097 người, đạt 86,7% chỉ tiêu đã đặt ra cho năm 2020. Trong số khách hàng điều trị PrEP, có 78,6% là nhóm khách hàng MSM có nguy cơ cao nhiễm HIV. Số cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP là 111 cơ sở, trong đó tư nhân 28 cơ sở và công lập 83 cơ sở.

PrEP - vũ khí dự phòng phơi nhiễm HIV - Ảnh 1.

Tư vấn cho khách hàng sử dụng dự phòng phơi nhiễm HIV bằng liệu pháp PrEP

PGS-TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết để góp phần ngăn chặn dịch HIV có xu hướng tăng nhanh ở nhóm MSM và ở những người có hành vi nguy cơ cao, hoàn thành chỉ tiêu điều trị PrEP năm 2020 và tăng ít nhất gấp gần 2,5 lần khách hàng được điều trị PrEP vào năm 2021 so với năm 2020. "Chúng ta thấy vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần phải được suy ngẫm, tìm ra nguyên nhân và có các giải pháp, kế hoạch quyết liệt hơn trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao nhận thức về PrEP đối với các đối tượng đích hơn nữa, mở nhanh dịch vụ ở những tỉnh/TP có tỉ lệ lây nhiễm trong nhóm MSM cao, thu hút được nhiều khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV vào điều trị PrEP, kết nối tốt hơn nữa giữa các nhóm cộng đồng và cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP, duy trì tỉ lệ điều trị cao, sàng lọc và đưa được nhiều khách hàng bị đồng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan virus B, C đến các chuyên khoa liên quan để được điều trị kịp thời" - PGS Nguyễn Hoàng Long nói.

Mở rộng chương trình PrEP

Hiện nay, TP HCM và Hà Nội là 2 địa phương có số khách hàng sử dụng PrEP nhiều nhất. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, xu hướng truyền thông năm tới sẽ tập trung vào nhóm đích MSM, đa dạng hóa truyền thông qua mạng xã hội cũng như các ứng dụng hẹn hò và tạo ra chiến dịch thân thiện với người dùng đồng thời chú ý đến những người có ảnh hưởng đến khách hàng đích. Trong đó, các kênh truyền thông qua mạng xã hội như Facebook, các ứng dụng hẹn hò của nhóm đồng tính nam (Blued) cũng rất quan trọng vì giúp tăng cường quảng bá chương trình PrEP.

PGS Phan Thị Thu Hương cho biết năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ quan, tổ chức đã phải áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp để bảo đảm nhóm đích vẫn có thể tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, trong đó có dịch vụ HIV như PrEP. "Số người đăng ký sử dụng PrEP mới vẫn cao, cho thấy rõ nhu cầu đối với dịch vụ này. Chúng tôi đã học được nhiều bài học từ giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19, liên quan đến việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh từ xa, lấy mẫu xét nghiệm và giao thuốc tận nhà, chúng tôi thấy được sự cần thiết phải tích hợp các giải pháp đó để cải tiến việc cung cấp các dịch vụ hiện có" - PGS Phan Thị Thu Hương nói.

Hiện Việt Nam đã sẵn sàng triển khai mở rộng hơn nữa chương trình này dựa trên thành công của PrEP trên toàn cầu trong việc kiểm soát dịch HIV. Trong giai đoạn tới, các dự án, các nhà tài trợ sẽ tiếp tục cùng chung tay với Bộ Y tế Việt Nam mở rộng và triển khai chương trình PrEP tốt hơn nữa, góp phần hoàn thành chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030 như đã đề ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo