xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết liệt giảm tải bệnh viện

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Để giảm tải bệnh viện, TPHCM sẽ thực hiện công thức: nguồn nhân lực + trang thiết bị + thương hiệu; nâng cao năng lực tuyến cơ sở; mở rộng mô hình bác sĩ gia đình; củng cố y tế dự phòng

“Con ở đây đến nay được 8 năm rồi, phải nằm dưới gầm giường để trị bệnh. Mỗi lần vô thuốc phải chui ra, chui vào cụng đầu đau lắm. Giúp con với!”. Những lời kêu cứu này được bé Trần Thị Bích, đang điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện (BV) Ung Bướu TPHCM, thốt lên tại chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” với chủ đề “Thực trạng và giải pháp giảm quá tải BV tại TPHCM” do HĐND TPHCM phối hợp với Đài Truyền hình TP tổ chức ngày 8-4.

Chịu hết nổi rồi!

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, nêu vấn đề: TPHCM có mật độ dân cư cao nhất nước, trong khi mạng lưới khám chữa bệnh (KCB) luôn quá tải tại các BV tuyến trên, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, tinh thần và thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Quá tải tập trung nhất là các BV chuyên khoa, đa khoa hạng 1 như ung bướu, nhi, chấn thương chỉnh hình, phụ sản, ngoại thần kinh, tim mạch…

img

Bệnh nhân nằm vật vạ ngoài hành lang Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

Theo BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung Bướu, số giường kế hoạch tại BV này là 1.300 nhưng thực kê chỉ 630. Hiện BV có nhiều khoa quá tải lên đến 400%-500%, mỗi giường phải nằm từ 4-5 bệnh nhân. “Có nhiều BV tuyến dưới đã thành lập chuyên khoa ung bướu nhưng người bệnh vẫn cứ tràn về tuyến trên” - ông Minh cho biết. BS Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương Chỉnh hình TP, bổ sung: “Nhiều bệnh nhân đi từ 2 giờ nhưng tới hơn 10 giờ vẫn chưa tới lượt khám. BV quá tải khắp đường đi lối vào, không còn chịu đựng nổi nữa rồi”.

TS-BS Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc BV Nhi Đồng 2, cho biết mỗi ngày, BV này tiếp nhận 4.500-6.000 bệnh nhi; nhu cầu KCB hiện đã tăng gấp 10 lần. Trong khi đó, diện tích quy định là 60 m2/giường nhưng thực tế chỉ 25 m2/giường. “Tình trạng quá tải BV là trách nhiệm của ngành y tế cùng với lãnh đạo TP trong việc quy hoạch và phát triển hệ thống y tế” -  Viện sĩ-TS Dương Quang Trung, Chủ tịch Hội Y học TP, nói.

Lập bệnh viện dã chiến

Tại buổi đối thoại, nhiều bệnh nhân là cán bộ hưu trí đã gọi điện thoại trực tiếp trình bày bức xúc rằng họ phải mất hàng chục giờ mới được khám bệnh và đề nghị không để tình trạng này kéo dài.

Lý giải tình trạng này, Viện sĩ-TS Dương Quang Trung cho biết hiện nhu cầu KCB tăng 5 lần so với cung, trong khi tuyến dưới chưa đáp ứng được năng lực. Theo PGS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải BV là giường bệnh không tăng kịp với quy mô dân số, quy trình KCB chưa cải tiến…

Tuy nhiên, ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP, lại nêu nghịch lý: “Hiện nhiều BV quận trong nội thành lại không sử sụng hết công suất vì người bệnh không muốn vào, 20% cán bộ của BV phải ngồi chờ việc…”.

Theo lãnh đạo các BV, trong thời gian qua, họ đã thực hiện nhiều giải pháp giảm tải nhưng chỉ làm theo kiểu “chữa cháy”, như: khám thông tầm, khám ngoài giờ hành chính, khám 24/24 giờ, giảm bệnh nhân nội trú bằng cách đưa về nhà điều trị, tăng phòng khám, khám hẹn giờ… “Trong năm 2012, BV Ung Bướu sẽ giảm 10% số bệnh nhân nội trú với điều kiện TP có cơ chế bố trí tập trung 100 giường bệnh tại một BV tuyến dưới để mở BV dã chiến cho bệnh nhân ung thư” -  BS Lê Hoàng Minh đề xuất.

Năm 2015 sẽ giảm tải 70-75%

PGS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh kiến nghị Bộ Y tế cần đổi mới chế độ, chính sách và hệ số lương cho cán bộ y tế; cấp kinh phí cho các BV TP làm chức năng tuyến cuối của bộ; phân tuyến kỹ thuật trong KCB và tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với tuyến tỉnh, cần tăng cường nguồn nhân lực; thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại để nâng cao tay nghề; đầu tư trang thiết bị hiện đại để tiếp nhận kỹ thuật chuyển giao từ các BV tuyến TP và Trung ương…

Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho rằng việc giảm tải BV không thể bằng giải pháp hành chính mà cần có kế hoạch quyết liệt. Trong đó, phải thực hiện công thức: nguồn nhân lực + trang thiết bị + thương hiệu; nâng cao năng lực tuyến cơ sở; mở rộng mô hình BS gia đình; củng cố y tế dự phòng. “Năm 2015, TP sẽ có thêm 4.300 giường bệnh, đáp ứng giảm tải 70%-75%” - ông Hứa Ngọc Thuận cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo