Bác sĩ Nguyễn Vũ Trung, Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), trả lời: Răng khôn là răng mọc cuối cùng của cung răng, nằm ở vị trí cao nhất, xa nhất trong cung hàm. Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, ý thức vệ sinh răng miệng của nhân dân chưa cao, hiểu biết cơ bản về các tai biến do răng khôn mọc lệch, chìm còn hạn chế, việc khám sức khỏe răng miệng định kỳ chưa được tiến hành rộng rãi và thường xuyên, nhất là tâm lý sợ nhổ răng khôn sẽ có hại tới sức khỏe nên hầu hết bệnh nhân tự điều trị khi răng khôn có tai biến, nếu không khỏi mới đến khám tại các cơ sở răng hàm mặt.
Răng khôn, khi nào nên nhổ? (Ảnh minh họa từ Internet)
Phẫu thuật răng khôn thường phức tạp do nhiều nguyên nhân: nằm ở vị trí sâu trong hốc miệng, khó tiến hành thủ thuật, thường mọc lệch, kẹt đôi khi ngầm trong xương… Sau phẫu thuật bệnh nhân thường có các biến chứng: sưng đau, há miệng hạn chế (khít hàm), phù nề, tụ máu, bầm tím, viêm xoang hàm, chấn thương răng hàm…
Nếu răng của bạn bị đau đi đau lại nhiều lần gây ra biến chứng bạn nên đến cơ sở y tế để chụp X-quang, làm các xét nghiệm cơ bản để xử trí. Nhổ các răng này tùy thuộc vào độ khó của chân răng, độ lệch của răng. Nhổ răng khôn biến chứng sẽ giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai, hạn chế dùng kháng sinh nhiều đợt.
Bình luận (0)