Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta thường sử dụng nhiều loại rau mùi khác nhau, mùa nào thức ấy giúp cho ngon miệng.
Bạc hà: Là loại rau được sử dụng trong nhiều món ăn. Bạc hà có vị cay mát, thường dùng để chữa cảm mạo, phong nhiệt, nhức đầu, viêm họng, đầy bụng do tích thực, đau mắt đỏ, mẩn ngứa, viêm loét miệng... Để chữa đau mắt đỏ thì dùng lá bạc hà và lá dâu, mỗi thứ 12 g, nấu nước xông mắt ngày 2 – 3 lần. Để chữa cảm mạo phát sốt, dùng 12 g lá bạc hà; lá tía tô, kinh giới, củ tóc tiên (thiên môn), mỗi loại 10 g; cam thảo dây 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Dấp cá: Là loại rau không thể thiếu khi ăn thủy hải sản, còn gọi là ngư tinh thảo. Dấp cá có vị cay, chua, hơi tanh, tính mát, có tác dụng tán nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng (phù). Để chữa viêm phế quản dùng lá dấp cá, cam thảo đất, mỗi thứ 20 g. Sắc đặc uống ngày 1 thang. Để chữa ho gà, lấy lá dấp cá tươi 50 g, nấu đặc uống hằng ngày.
Hành hoa: Rất nhiều món ăn có dùng đến hành. Hành hoa có vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông dương, hoạt huyết, lợi thủy, giải độc, kích thích tiêu hóa. Đông y dùng hành hoa để chữa cảm mạo phong hàn, đau răng, giun sán, đại tiểu tiện không lợi, nhọt lở, ăn uống khó tiêu. Để chữa cảm mạo phong hàn, dùng hành hoa và tía tô, mỗi thứ 10 g, xắt nhỏ; lòng đỏ trứng gà 2 quả. Nấu cháo loãng, sau đó cho hành hoa, tía tô, lòng đỏ trứng vào đánh đều rồi ăn. Ăn xong, trùm mền cho ra mồ hôi.
Chữa đau bụng do lạnh bằng riềng Riềng là loại củ gia vị không thể thiếu khi chế biến thịt chó, nấu giả cầy hay kho cá. Riềng có vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, nôn mửa, nấc. Để chữa đầy bụng, nôn mửa dùng riềng, gừng khô, củ gấu (phơi khô), với lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g sau khi ăn. Để chữa ho và viêm họng, dùng riềng rửa sạch, xắt lát mỏng đem muối chua hoặc ngâm trong giấm. Khi dùng, nên ngậm với vài hạt muối. |
Bình luận (0)