xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết chặt an toàn vắc-xin

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Khi những “xì-căng-đan” nhân viên y tế tiêm thiếu liều vắc-xin, tiêm vắc-xin hết hạn bị phanh phui thì chất lượng tiêm chủng thực sự là mối bận tâm của hàng triệu gia đình có con nhỏ

Ngày 22-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký văn bản yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, TP tiến hành ngay việc kiểm tra các đơn vị có thực hiện việc tiêm chủng, trong đó chú trọng hoạt động tiêm chủng dịch vụ. Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân vi phạm, của người trực tiếp lãnh đạo, phụ trách cơ quan, đơn vị đó và xử lý nghiêm minh nếu xảy ra sai sót.
 
img
Sau những sự cố liên quan đến vắc-xin, an toàn tiêm chủng đã được chú ý nhiều hơn.
(Ảnh chỉ có tính minh họa)

Thiếu kiến thức và “ăn gian” vắc-xin

Trước đó, ngày 18-1-2013, sau khi có nhiều trẻ tử vong liên quan đến tiêm vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem, bộ trưởng Bộ Y tế đã có chỉ thị yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng. Chưa bao giờ sai sót trong tiêm chủng cho trẻ em lại xảy ra liên tục, trên diện rộng, thu hút sự chú ý của dư luận như hiện nay, yêu cầu bảo đảm an toàn tiêm chủng trở nên cấp thiết với từng gia đình, xã hội.

Về nguyên tắc, nếu thử nghiệm lắc cho thấy vắc-xin bị đông băng thì vắc-xin đó nhất thiết phải bị hủy bỏ, thế nhưng, một thông tin được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) công bố năm 2012  về tình hình sử dụng vắc-xin và quản lý tiêm chủng dịch vụ cho biết gần 50% cán bộ quản lý cơ sở tiêm chủng vắc-xin dịch vụ không biết
vắc-xin nào có thể bị hỏng do đông băng.

Tháng 2-2012, sau sự cố tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ tại Trung tâm Dịch vụ tiêm phòng 131 phố Lò Đúc, Hà Nội (thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thừa nhận Trung tâm Dịch vụ tiêm phòng của viện đã tiêm vắc-xin hết hạn cho 5 trẻ em. Hai cán bộ vi phạm quy trình an toàn đã bị kiểm điểm vì khi tiêm chủng đã không tư vấn, không cho phụ huynh xem vắc-xin, không kiểm tra kỹ hạn sử dụng được ghi trên vỏ hộp
vắc-xin.

Vụ việc nhân viên y tế tiêm thiếu vắc-xin ở Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (một trong những điểm tiêm chủng có uy tín ở Hà Nội) bị phanh phui, lãnh đạo TP Hà Nội đã yêu cầu Sở Y tế tăng cường kiểm tra toàn diện hệ thống tiêm chủng vắc-xin trên địa bàn TP, đồng thời công khai các quy trình, quy định về tiêm chủng để người dân cùng giám sát, phát hiện và phản ánh các vi phạm. Thế nhưng chỉ ít ngày sau dư luận càng choáng váng với việc tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ ở Trung tâm Y tế dự phòng TP Tuy Hòa - Phú Yên. Đáng nói là nhiều trường hợp bị tiêm vắc-xin hết hạn tại đây chưa thể xác định tên tuổi, thời điểm tiêm vắc-xin vì trung tâm này không lưu hộp, vỏ lọ theo quy định của Bộ Y tế về an toàn tiêm chủng.

Không làm đúng quy trình

Các chuyên gia dịch tễ cho biết để quá trình tiêm chủng đạt hiệu quả, phải bảo đảm an toàn từ vắc-xin, hệ thống dây truyền lạnh, quá trình tiêm đến giám sát phản ứng sau tiêm. Tuy nhiên, thực hiện được tất cả các quy trình này là việc không đơn giản. Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành quy định về sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị với những quy định về thực hành và bảo đảm an toàn tiêm chủng. Trong đó yêu cầu khám phân loại trước khi tiêm chủng gồm kiểm tra nhiệt độ, hỏi tiền sử để loại trừ những trường hợp có chống chỉ định; kiểm tra nhãn, hạn sử dụng vắc-xin; không hút sẵn vắc-xin vào bơm tiêm; theo dõi trẻ tối thiểu 30 phút sau tiêm; lưu vỏ vắc-xin, sinh phẩm y tế, bơm kim tiêm đã sử dụng tối thiểu 14 ngày sau tiêm… Ngoài ra, với các yêu cầu về đường tiêm, lịch tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vắc-xin, sinh phẩm y tế phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế hoặc theo quy định.

Dù đã có những quy định, hướng dẫn chi tiết nhưng thời gian qua, những yêu cầu tối thiểu để bảo đảm tiêm chủng được an toàn đang bị phớt lờ. Chị Trần Thị Hồi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết theo quy định trong mỗi tháng, phường thường tổ chức tiêm phòng miễn phí các loại vắc-xin cho trẻ vào một ngày nhất định. Trẻ nào đến thời điểm tiêm phòng sẽ được gửi giấy mời đến nhà. Trước khi tiêm chủng, nhân viên y tế thường khám phân loại, tuy nhiên vì quá đông nên việc này chỉ được thực hiện
chớp nhoáng.

Chọn hình thức tiêm chủng dịch vụ với hy vọng chất lượng vắc-xin ngoại sẽ tốt hơn và con trẻ sẽ được tiêm “nhẹ nhàng” hơn nhưng anh Hoàng Quốc Khánh ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng vẫn canh cánh nỗi lo tai biến. “Tại phòng tiêm, người ta cũng dán thông báo “ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm” nhưng dường như tiêm xong tức là nhân viên y tế đã hoàn thành trách nhiệm, còn việc phụ huynh có ở lại hay không lại là chuyện khác!”- anh Khánh phản ánh. 

Trong khi đó, mặc dù tiêm vắc-xin tại nhà là hành vi bị cấm nhưng cả nhân viên y tế lẫn người dân đều bỏ qua trong lúc việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro vì dụng cụ không bảo đảm vô trùng, nhất là không thể bảo đảm được phương tiện cấp cứu khẩn cấp nếu có tai biến nặng sau tiêm vắc-xin.

Đúng người, đúng việc, rõ trách nhiệm

Trước các sự cố liên quan đến vắc-xin, không ít phụ huynh cho rằng các cơ sở y tế cần có trách nhiệm hơn trong công tác tiêm chủng. Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ rằng việc tiêm chủng là chuyện nhỏ, đơn giản nên ít chú ý, thậm chí dễ dàng bỏ qua những sơ suất của nhân viên tiêm chủng. Sau khi những hành vi không thể chấp nhận bị phanh phui, người dân mới chú ý hơn đến an toàn tiêm chủng. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm của những người liên quan trong những “xì-căng-đan” vắc-xin vừa qua chứ không chỉ đơn giản là đổ lỗi cho nhau và trách nhiệm chỉ dồn về người trực tiếp tiêm vắc-xin.

Nhiều chuyên gia y tế dự phòng cũng khẳng định việc nhân viên tiêm thiếu liều, tiêm vắc-xin pha không đúng quy định, tiêm vắc-xin hết hạn, tiêm không đúng vị trí, kỹ thuật… là những nguy cơ rất lớn cho trẻ. GS-TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên viện trưởng Viện Kiểm nghiệm vắc-xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế), cho rằng ngoài một số tình huống bất khả kháng, nếu nhân viên y tế chấp hành nghiêm túc việc sàng lọc trước khi tiêm sẽ giảm thiểu được nguy cơ rủi ro trong và sau quá trình tiêm vắc-xin.
 
Mặc dù tiêm vắc-xin tại nhà là hành vi bị cấm nhưng cả nhân viên y tế lẫn người dân đều bỏ qua, trong lúc việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro vì dụng cụ không bảo đảm vô trùng, nhất là không thể bảo đảm phương tiện cấp cứu khẩn cấp nếu có tai biến nặng sau tiêm vắc-xin.
 

Chọn dịch vụ lại lo nặng tiền

Tại TPHCM sau khi tạm ngưng vắc-xin tiêm chủng mở rộng “5 trong 1” Quinvaxem, nhu cầu chích các loại vắc-xin dịch vụ thay thế bắt đầu “nóng” lên. Cùng lúc nhiều điểm tiêm vắc-xin có cơ hội hốt bạc thì không ít người dân tỏ ra lo lắng. Nhiều gia đình có con trong độ tuổi tiêm chủng loại vắc-xin này than không còn cách nào khác khi họ phải bỏ hàng triệu đồng mỗi tháng để tiêm ngừa.

Tại nhiều điểm tiêm vắc-xin trên địa bàn TP, phụ huynh đưa con đến tiêm vắc-xin dịch vụ khá đông. Ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, thống kê chưa đầy đủ cho thấy số trẻ được đưa đến tiêm vắc-xin dịch vụ 2 loại vắc-xin là “5 trong 1” Pentaxim và “6 trong 1” Infaric-hexa (thay thế vắc-xin Quinvaxem) tăng so với trước. Trong khi đó, tại Viện Pasteur TPHCM, sau khi ngưng vắc-xin Quinvaxem, số trẻ đưa đến tiêm vắc-xin dịch vụ “5 trong 1” Pentaxim bình quân từ 20-30 trẻ/ngày. Trước đó, trong tháng 4, viện này đã tiêm vắc-xin dịch vụ Pentaxim cho gần 250 trẻ.

Theo ghi nhận của chúng tôi, cùng với nhu cầu tăng thì giá vắc-xin dịch vụ thay thế cũng tăng theo. Vắc-xin “5 trong 1” Pentaxim mỗi liều có nơi giá 640.000 đồng nhưng có chỗ cao hơn cả trăm ngàn đồng cùng loại. Còn giá loại vắc-xin dịch vụ “6 trong 1” Infarix-hexa, khảo sát tại quận 1, 3, 10, Tân Phú… cũng cho thấy thấp nhất 580.000 đồng/liều và cao nhất lên đến 740.000 đồng/liều.

Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, mỗi tháng TP có khoảng 40.000 trẻ được tiêm chủng mở rộng, tương đương khoảng 500.000 liều Quinvaxem được sử dụng. Vị này cũng khẳng định, người dân muốn tiêm vắc-xin dịch vụ tại các cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng quận/huyện cũng không thiếu. TS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho biết không lo thiếu vắc-xin vì lúc nào viện cũng chuẩn bị cơ số lớn vắc-xin dịch vụ. Tuy nhiên, không ít người dân đề nghị nên có chính sách gia giảm phù hợp vì với giá mỗi mũi vắc-xin dịch vụ còn cao, mỗi trẻ phải tiêm 3 mũi thì số tiền bỏ ra không nhỏ.
N.Thạnh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo