Nghiên cứu mới đây của Đại học Coimbra, Bồ Đào Nha vừa được công bố trên Tạp chí Y tế công cộng cho thấy, những phụ nữ làm mẹ lần đầu ở độ tuổi trên 30 có tuổi thọ dài hơn những người sinh con trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc những năm của tuổi 20. Theo các chuyên gia, đây là một tin vui cho các bà mẹ bởi lẽ tại nhiều quốc gia ở Châu Âu, tuổi làm mẹ lần đầu trung bình đã lên tới con số 30 và một số chuyên gia sinh sản đã bày tỏ mối lo ngại rằng phụ nữ trì hoãn việc mang thai quá lâu sẽ khiến họ khó có con hơn.
Thời điểm tốt nhất để làm mẹ là những năm đầu tuổi 30?
Nghiên cứu mới của Bồ Đào Nha này chưa lý giải được những nguyên nhân thực sự cụ thể của việc những phụ nữ làm mẹ lần đầu ở tuổi trên 30 có tuổi thọ vượt trội, tuy nhiên họ đưa ra kết luận sơ booj rằng những người phụ nữ mang thai muộn hơn thường là những người đã ổn định về kinh tế, có lối sống lành mạnh hơn và có những điều kiện cần thiết để chăm sóc con cái và bản thân tốt hơn những "bà mẹ bỉm sữa" quá trẻ tuổi.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác từng được công bố trên tạp chí khoa học Mãn kinh cho thấy những người sinh con lần đầu ở độ tuổi trên 33 có những dấu hiệu chắc chắn trên chuỗi ADN cho thấy họ có cơ hội cao hơn đến 3 lần để sống thọ hơn nhóm phụ nữ làm mẹ khi còn trẻ.
Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn cho rằng thời điểm phù hợp nhất để có con vẫn là giai đoạn đầu của những năm 30. Việc làm mẹ lần đầu ở tuổi trên 40 sẽ đem đến nhiều nguy cơ cho cả người mẹ và em bé.
Bình luận (0)