Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế có chuyên khoa phỏng để được điều trị càng sớm càng tốt. Không nên tự ý mua thuốc phỏng sử dụng vì phỏng do nhiều nguyên nhân gây ra và tùy mức độ mà thầy thuốc có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu ở chỗ da phỏng xuất hiện các túi phồng có chứa dịch lỏng ở bên trong thì không nên chọc vỡ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Trong trường hợp phỏng nhẹ, có thể dùng một số cây cỏ để chữa như sau:
- Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt của một trong các loại lá: trắc bá, khoai lang, nhọ nồi, phỏng, bàng. Bôi nước cốt này hoặc đắp cả bã lên chỗ phỏng.
- Có thể bôi lòng trắng trứng gà, dầu cá, mỡ trăn hoặc dùng bột mai mực được nghiền mịn rắc lên vết phỏng. Ngày dùng 2 lần cho đến khi lên da non.
Nếu vết phỏng đã bị loét và nhiễm trùng, điều trị bằng các cách sau:
- Lấy lá trầu và lá phèn đen, mỗi thứ 20 g cùng với 1,5 lít nước, sắc còn 1 lít để dùng rửa vết phỏng ngày một lần.
- Dùng dầu vừng, dầu lạc, mỡ trăn bôi để giữ vết thương mềm, nhuận. Hoặc dùng lá mỏ quạ (hay bồ cu vẽ) và lá nghệ vàng rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt bôi lên vết phỏng.
- Dùng lá kim ngân hoa, lá cối xay, sài đất, bông mã đề, mỗi thứ 12 g rửa sạch, cho vào 3 chén nước, sắc còn một chén, chia 2 lần uống trong ngày.
Bình luận (0)