Trong số các ca phản ứng thông thường chủ yếu là phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt dưới 39 độ C... Riêng với tai biến nặng sau tiêm chủng, có 20 trường hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 1 trường hợp trong tiêm chủng dịch vụ. Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng ghi nhận tại 9 tỉnh, thành phố.
Trong các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng có 14 trường hợp tai biến sau tiêm vắc-xin "5 trong 1" trong tổng số gần 1,4 triệu liều vắc-xin được sử dụng. Ngoài ra, có 4 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc-xin BCG (phòng ngừa bệnh lao) trên tổng số hơn 946.000 liều vắc-xin BCG đã sử dụng và 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc-xin DPT (phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván) trên tổng số hơn 850.000 liều vắc-xin DPT và 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc-xin viêm gan B sơ sinh trên tổng số gần 512.000 liều đã sử dụng.
Theo Cục Y tế dự phòng, các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được hội đồng tư vấn chuyên môn (cấp tỉnh) đánh giá nguyên nhân kết quả không có trường hợp nào thuộc một trong 3 nhóm nguyên nhân: chất lượng của vắc-xin, thực hành tiêm chủng và do lo sợ. Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
Bình luận (0)