xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sốc thuốc phản vệ vẫn phòng ngừa được

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Gần đây, liên tiếp có nhiều bệnh nhân gặp nguy hiểm sau khi tiêm thuốc. Riêng tại tỉnh Hà Tĩnh, trong vòng chưa đầy 2 tuần vừa qua đã có hai bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ sau tiêm và một trường hợp rơi vào tình trạng suy hô hấp

Theo GS-TS Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Dị ứng, miễn dịch lâm sàng VN, các nghiên cứu tại nhiều địa phương cho thấy hơn 8,5% dân số từng bị dị ứng thuốc. Sốc thuốc, dị ứng thuốc có thể gặp ở bất cứ ai.


Ai dễ bị sốc thuốc?


Tuy nhiên, GS-TS Nguyễn Năng An cũng khẳng định tỉ lệ dễ bị sốc và dị ứng thuốc nhất rơi vào nhóm người có cơ địa dị ứng, nghĩa là những người dễ bị dị ứng với mọi tác nhân như bụi, phấn hoa, hóa chất... và thuốc trị bệnh.


Biểu hiện của dị ứng thuốc rất đa dạng, có thể từ nhẹ (buồn ngủ, hơi mệt) đến nặng (khó thở, tụt huyết áp, loạn nhịp tim...), thậm chí có thể tử vong. Trong số các ca dị ứng thuốc, sốc phản vệ (SPV) chiếm khoảng 10%.


Đối với những người có cơ địa dị ứng, nhiều loại thuốc dù được đưa vào cơ thể bằng bất cứ đường nào cũng đều có thể gây ra SPV và dẫn đến tử vong, kể cả thuốc gây tê, gây mê... Thậm chí có những bệnh nhân bị SPV cả khi bị thuốc tiêm Peniciline vô tình văng vào mắt.


Thử phản ứng cũng gây tử vong


Ở người có cơ địa dị ứng, SPV có thể xảy ra ngay sau khi mới dùng thuốc lần đầu hoặc sau khi dùng thuốc vài ba lần. Ngay cả những bệnh nhân đã làm test nội bì với kết quả âm tính vẫn có thể bị SPV khi dùng chính loại thuốc đó trong những lần dùng tiếp theo. 


TS Lý Ngọc Kính, Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết hiện đa số các nước trên thế giới đã không yêu cầu phải làm test khi tiêm thuốc kháng sinh, chỉ còn một vài nước, trong đó có VN, thì xem đây là quy định bắt buộc khi sử dụng một số thuốc nhất định.

img
Đưa con đi khám, nếu con có tiền sử các bệnh dị ứng, cha mẹ cần báo cho nhân viên y tế.
Trong ảnh: Bác sĩ khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương


Vấn đề quan trọng là khi bị SPV thì cần được xử trí kịp thời tại chỗ theo phác đồ của Bộ Y tế. Vì thế, Bộ Y tế quy định các cơ sở khám chữa bệnh đều phải có hộp thuốc cấp cứu SPV để phòng ngừa.


“Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp thì có đến gần 100% bệnh nhân sốc thuốc sau tiêm được cứu sống”- GS-TS Nguyễn Năng An khẳng định và cho biết thêm rằng hiện ở nhiều bệnh viện, hộp thuốc cấp cứu chống SPV chưa được sử dụng hiệu quả. “Có không ít lần khi kiểm tra hộp chống SPV tại các bệnh viện, chúng tôi phát hiện có tới 50% các cơ sở lưu cữu thuốc quá hạn sử dụng” – GS-TS Nguyễn Năng An nói.  


Chủ động cung cấp thông tin


Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Trước khi sử dụng thuốc hoặc dùng thêm một thuốc mới, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế đầy đủ quá trình bệnh tật của mình đang bị, trạng thái của cơ thể, những bệnh mắc trước đây, thuốc và các biện pháp chữa trị mới hoặc đang áp dụng (bao gồm thuốc bệnh nhân tự mua hoặc mua theo đơn, vitamine chế phẩm bổ sung dinh dưỡng...) để hạn chế các phản ứng do dùng thuốc.


TS Lý Ngọc Kính cho biết theo quy định của Bộ Y tế, để phòng ngừa và giảm tối thiểu các tai biến, các bác sĩ phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc SPV với một loại thuốc nào đó, bác sĩ phải cấp cho người bệnh một “phiếu theo dõi dị ứng”, ghi rõ các thuốc gây dị ứng và nhắc nhở người bệnh lưu ý đưa phiếu này cho thầy thuốc mỗi khi đi khám bệnh.

Nhưng có một thực tế rất phổ biến hiện nay là việc khai thác tiền sử dị ứng chưa được nhân viên y tế thực hiện triệt để. Vì thế, “bệnh nhân nên chủ động thông báo tiền sử các bệnh dị ứng cho nhân viên y tế trước khi tiêm kháng sinh, đặc biệt là các bậc phụ huynh rất nên lưu ý điều này khi đưa con đi chữa bệnh” - ông Lý Ngọc Kính nhấn mạnh.

Cần lập hội đồng xem xét tử vong do sốc thuốc

GS-TS Nguyễn Năng An cho rằng VN đã có hội đồng xem xét các các trường hợp tử vong sau tiêm vắc- xin thì cũng rất cần một hội đồng xem xét các trường hợp tử vong do SPV.

Hội đồng này sẽ xem xét việc sử dụng thuốc, cách cấp cứu sau khi bệnh nhân SPV đã đúng quy trình hay chưa, nhằm mục đích có thể đưa ra kết luận khách quan đối với những ca tử vong do SPV.

Trong thực tế có rất nhiều gia đình có người thân bị các tai biến hoặc tử vong do sốc thuốc và không đồng tình với kết luận SPV của cơ sở điều trị, vì thế việc có hội đồng để kết luận chính xác  các trường hợp tử vong do SPV là một yêu cầu rất cần được lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo