xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống chung an toàn với Omicron?

HẢI YẾN

Theo các chuyên gia, không thể tránh khỏi việc lây lan Covid-19 khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã đi vào bình thường

TS-BS Phạm Hùng Vân, Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP HCM, cho biết Omicron hay Delta cũng không có gì khác biệt. Quan trọng là cần tăng tỉ lệ tiêm vắc-xin, chăm sóc F0 thật tốt, sử dụng thuốc kháng virus ngay từ đầu cho các đối tượng nguy cơ và thực hiện nghiêm 5K.

Những trường hợp âm tính giả

Tính đến ngày 19-1, TP HCM có 68 ca nhiễm Omicron. Trong đó có 65 ca nhập cảnh và 3 ca cộng đồng. Với 3 ca cộng đồng, ngành y tế truy vết được 11 F1 và ghi nhận có 3 trường hợp dương tính. Hiện các ca trên chưa có kết quả giải trình tự gien.

Liên quan đến 3 ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron vừa được phát hiện tại TP HCM là trường hợp nhập cảnh từ Mỹ về dù đã 2 lần xét nghiệm âm tính nhưng sau đó vẫn có triệu chứng và mắc Covid-19. Lý giải về điều này, TS-BS Phạm Hùng Vân cho rằng dù đã có kết quả xét nghiệm cả 2 lần (1 lần tại Mỹ trước khi nhập cảnh và 1 lần tại Nha Trang sau khi nhập cảnh) âm tính với virus SARS-CoV-2, nhưng có thể do người này quá cảnh tại một số nước khác nên trong quá trình đó đã tiếp xúc và bị lây nhiễm. "Trường hợp này có thể nhiễm trong quá trình trên máy bay hoặc quá cảnh. Sau đó về Việt Nam, mấy ngày đầu không có triệu chứng vì lúc đó virus chưa bùng phát" - TS Vân nói.

Sống chung an toàn với Omicron? - Ảnh 1.

Tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu tại TP HCM. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Trả lời về 3 ca Omicron đã được phát hiện ở cộng đồng, vậy trong thời gian tới có nguy cơ gia tăng số ca Omicron ở cộng đồng hay không, TS Vân cho hay virus vốn không thay đổi độc lực khi biến thể. Virus ban đầu (virus xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc) và virus hiện tại là biến chủng Omicron không có sự khác nhau về độc lực, chỉ có sự khác biệt về tốc độ lây lan. Nếu tốc độ lây lan nhanh thì tỉ lệ mắc bệnh ngoài cộng đồng nhiều.

"Nếu chưa tiêm vắc-xin thì tỉ lệ bệnh nặng cao dẫn đến quá tải y tế. Đợt dịch lần thứ 4 xảy ra tại TP HCM là bài học rõ nhất. Thời điểm dịch bùng phát, nhiều người dân chưa được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ tiêm vắc-xin của TP HCM đã hơn 97% nên số ca nhập viện và số ca tử vong ngày càng giảm sâu trong những tuần vừa qua" - TS Vân dẫn chứng.

PGS-TS-BS Vũ Minh Phúc, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Nhi - Trường ĐH Y Dược TP HCM, nói việc xuất hiện biến chủng mới là không thể tránh khỏi ngay cả khi chúng ta đã triển khai tiêm mũi thứ ba tăng cường. Xét nghiệm PCR và test nhanh dù âm tính vẫn có thể bị lọt lưới những trường hợp âm tính giả. Chúng ta cũng không thể ngăn biến chủng Omicron lây lan trong cộng đồng khi áp dụng truy vết, cách ly nghiêm ngặt như trước đây. Do chúng ta đã đi vào bình thường mới nên phải sống chung an toàn với virus bằng biện pháp 5K.

Chuẩn bị thuốc kháng virus

Theo PGS Vũ Minh Phúc, nhờ tỉ lệ tiêm ngừa Covid-19 ở Việt Nam rất cao, nên nếu số ca nhiễm có tăng thì dự báo tỉ lệ chuyển nặng và nhập viện sẽ không cao như trước đây.

Đồng quan điểm, TS Phạm Hùng Vân cho rằng không thể nào tránh khỏi việc lây lan khi hiện nay các hoạt động đã được mở cửa. Giải pháp sống chung an toàn với Covid-19, với biến chủng Omicron vẫn là đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin, đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ cao, tập trung củng cố chăm sóc y tế ban đầu cho F0 thật tốt, sử dụng thuốc kháng virus ngay từ đầu cho các đối tượng nguy cơ. Nếu chuyển nặng phải được kịp thời hỗ trợ, chăm sóc. Từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro khi số ca mắc tăng.

"Tiêm vắc-xin giúp những người bị nhiễm không bị bệnh nặng. Hiện TP HCM có hơn 500.000 F0 được Bộ Y tế công bố, như vậy những người đã nhiễm bệnh rồi sẽ có miễn dịch và rất khó bị lây nhiễm lại" - TS Vân thông tin.

PGS Phúc lưu ý nếu tỉ lệ tiêm ngừa đã cao nhưng số ca nhiễm tăng nhanh, hệ thống y tế cần có các kịch bản đáp ứng kịp thời trong tình huống xấu nhất. Thứ nhất, ngành y tế nên chuẩn bị sẵn sàng thuốc kháng virus trong hệ thống phân phối thuốc công và tư, thuốc cho cả nhóm bệnh nhân nhẹ và nặng. "Thuốc kháng virus giúp giảm sự nhân lên của virus, giảm tải lượng virus trên nhóm bệnh nhân nhẹ, từ đó bớt lây lan. Người dân cần được tiếp cận sớm và dễ dàng khi có toa của bác sĩ, giúp giảm số ca nhập viện và tử vong" - PGS Phúc đề xuất.

Thứ hai là cần xây dựng lại mạng lưới theo dõi và cung cấp ôxy ở tuyến cơ sở, phường - xã, để xử trí sớm và kịp thời các trường hợp chuyển nặng. Dù vừa qua hệ thống y tế cơ sở đã có kinh nghiệm nhưng sau một thời gian làm việc quá sức, hiện nhân viên y tế cơ sở đã đuối sức, chưa kể hao hụt một số lượng nhân sự không nhỏ do nghỉ việc.

PGS Phúc lưu ý thêm việc truy vết các trường hợp mắc biến chủng Omicron vẫn phải thực hiện đúng đối tượng nhưng không nên cách ly tập trung những ca nhẹ hoặc không triệu chứng. Những ca nhẹ này chỉ cần cách ly, theo dõi tại nhà.

Dự báo sau Tết diễn biến dịch sẽ khó lường, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần vững vàng để không nao núng, sống chung an toàn với virus, để không phải phong tỏa lại, để kinh tế vẫn phát triển mà tính mạng người dân vẫn an toàn” - PGS Phúc nói.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo