xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sốt xuất huyết vượt ngưỡng cảnh báo, làm gì để không mắc bệnh?

N.Dung

(NLĐO) - Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang tiến dần đến đỉnh dịch với số mắc tăng cao, nhiều trường hợp nặng. Hiện số ca bệnh đã vượt ngưỡng dự báo.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết từ đầu năm đến nay, TP Hà Nội đã ghi nhận khoảng 11.000 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 12 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 539/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp virus Dengue lưu hành đã xác định được là D1 và D2 và D4.

Theo dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới, nhiều bệnh nhân nặng, tăng nguy cơ tử vong.

Sốt xuất huyết vượt ngưỡng cảnh báo, làm gì để không mắc bệnh? - Ảnh 1.

Bệnh nhân sốt xuất huyết truyền tiểu cầu tại Bệnh viện Bạch Mai

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết số ca mắc và nhập viện do sốt xuất huyết tăng vọt so với những năm trước. Các chuyên gia lo ngại trong tháng 11-12 sẽ là đỉnh điểm của sốt xuất huyết và nguy cơ dịch chồng dịch khi COVID-19 vẫn đang tồn tại cùng nhiều dịch bệnh khác.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), trung bình mỗi ngày có 10 - 20 bệnh nhân nặng có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện. Các bệnh nhân đều đến trong tình trạng tiểu cầu giảm nặng hoặc biểu hiện cô đặc máu, sốc, suy đa tạng,.. nhiều bệnh nhân tiểu cầu chỉ còn dưới 5G/L. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có bệnh nền như: Bệnh gan, thận, tim, người già hoặc cơ địa phụ nữ có thai, trẻ em cần phải theo dõi điều trị sát sao.

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận điều trị 2 trẻ bị sốc sốt xuất huyết rất nặng, mạch nhanh, sốt cao liên tục, suy đa tạng, viêm cơ tim cấp... Rất may các trường hợp này đều được các bác sĩ nỗ lực cứu sống. Theo các bác sĩ, biến chứng suy đa tạng (bao gồm cả suy gan, suy thận, suy thần kinh trung ương và suy tim) dù chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong các ca sốt xuất huyết, tuy nhiên tỉ lệ tử vong rất cao, chiếm 60-70%.

Sốt xuất huyết vượt ngưỡng cảnh báo, làm gì để không mắc bệnh? - Ảnh 2.

Nhiều trẻ nhỏ mắc các bệnh đường hô hấp và sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị. Ảnh: Thế Long

Tương tự, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hàng chục bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện mỗi ngày, trong đó chủ yếu là các ca bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao.

PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Theo chu kỳ 5 năm, miền Bắc sẽ xảy ra một vụ dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra.

"Nhiều người khi bị sốt thì nghĩ là do COVID-19, cúm hoặc một số bệnh khác, không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ quá thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử. Một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận, đã có bệnh nhân suy đa tạng phải lọc máu"- PGS Cường cảnh báo.

Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hoài, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E Trung ương, hiện nay không chỉ cúm B, sốt xuất huyết mà cả COVID-19 vẫn lưu hành song song với nhau. Các triệu chứng của những căn bệnh này đều có các biểu hiện gần giống nhau như sốt, viêm long đường hô hấp (hắt hơi, sổ mũi, đau họng), cảm giác ớn lạnh, đau mỏi người…

"Cả 3 căn bệnh này đều có các triệu chứng không đặc trưng như vậy…. Do vậy, với bệnh nhân thông thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, mỗi bệnh cũng có những đặc trưng riêng như sốt xuất huyết với người trẻ tuổi thường sốt cao 39 - 40 độ C, người già sốt có thể nhiệt độ thấp hơn. Thời gian sốt của sốt xuất huyết thường dài có trường hợp sốt 5 - 7 ngày. Với cúm, thời gian sốt ngắn hơn từ 3 - 5 ngày, nhiệt độ có thể sốt cao liên tục 39 - 40 độ C. Do đó, người dân khi có các dấu hiệu sốt, đau mỏi người, viêm long đường hô hấp, ớn lạnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám"- bác sĩ Hoài nói.

Sốt xuất huyết vượt ngưỡng cảnh báo, làm gì để không mắc bệnh? - Ảnh 3.

Phun thuốc khu vực có dịch sốt xuất huyết

Giới chuyên môn cũng khuyến cáo trong thời điểm xuất hiện cả cúm A, cúm B, sốt xuất huyết, COVID-19, người dân có biểu hiện sốt, mệt mỏi cần tới cơ sở y tế kiểm tra, xét nghiệm được hướng dẫn theo dõi sát sao.

Với sốt xuất huyết, nếu không có các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi tại nhà, nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, khi người bệnh tự nhiên bồn chồn, hoặc li bì, nôn, đau bụng hoặc tăng cảm giác đau, tiểu ít, không đi tiểu trên 6 giờ, xuất hiện dấu hiệu chảy máu bất kỳ chỗ nào như chân răng, mũi, âm đạo... cần nhập viện ngay.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Các chuyên gia y tế cho rằng cách phòng tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo