Nói cách khác, nếu trăm dâu đổ đầu chất sinh dị ứng thì sai vì dị ứng hay không còn tùy kiểu cách phản ứng của cơ thể. Nói chung, chất sinh dị ứng thường là phấn hoa, lông thú vật, côn trùng, thực phẩm (trong đó, ít ai ngờ là do sữa), độc chất trong môi trường ô nhiễm (đứng đầu là nickel)…
Tất nhiên, dị ứng không khơi khơi bỗng gõ cửa nạn nhân. Phải có yếu tố nào đó làm đòn bẩy thì dị ứng mới xuất hiện. Bằng chứng là trong cùng điều kiện sinh hoạt mà có người dị ứng nhưng người khác thì không. Bên cạnh đó, bệnh nặng hay nhẹ còn tùy hình thức dị ứng. Thầy thuốc ngành miễn dịch thường chia dị ứng vào các mức độ từ nhẹ đến nặng theo thứ tự. Cụ thể: Dị ứng ngoài da, viêm mắt, viêm mũi dị ứng, rối loạn tiêu hóa, viêm da thần kinh, phù mặt, hen suyễn, cao huyết áp, choáng phản vệ.
Bảng xếp loại này cho thấy không chỉ bệnh nhân mà thậm chí thầy thuốc cũng có thể bị đánh lừa dễ dàng vì dị ứng rất đa dạng. Cũng may là việc chẩn đoán với kỹ thuật y khoa hiện nay tương đối đơn giản. Điểm lý thú nhất, theo kết quả nghiên cứu còn nóng hổi ở CHLB Đức thì “món” đứng hàng đầu trong các nguyên nhân sinh dị ứng nhưng lại vô hình đó chính là stress. Đó cũng chính là lý do tại sao số nạn nhân tăng nhanh đến thế. Trong cuộc sống căng thẳng bây giờ, ai dám vỗ ngực bảo stress chỉ là chuyện tào lao?
Đừng xem thường dị ứng. Đừng quên mỗi lần dị ứng là dấu hiệu báo động cho thấy hệ miễn dịch không còn vận hành chính xác như mong muốn. Nếu mặt trận đã hở sườn thì dễ gì kẻ địch chịu ngồi yên?
Bình luận (0)