xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Stress, "kẻ thù" của bệnh huyết áp

Hải Yến

PGS-TS-BS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), cho biết trước đây, người mắc các bệnh về huyết áp chỉ chiếm 10% dân số thì nay tỉ lệ này tăng lên đến 50%.

Lý giải nguyên nhân, PGS Quế cho rằng có nhiều yếu tố khiến người mắc bệnh huyết áp tăng cao như: cuộc sống nhiều áp lực, căng thẳng (stress); thay đổi lối sống (thức khuya, ít vận động…); ăn uống không lành mạnh…

"Stress vốn là kẻ thù của bệnh huyết áp. Nguyên nhân chủ yếu của stress là do nhiều áp lực trong công việc, cơm áo, gạo tiền… Dù không thể hoàn toàn tránh được stress nhưng có thể thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, thích ứng với cuộc sống, hoàn cảnh, điều tiết lại công việc… Bên cạnh đó, tùy theo độ tuổi nên tham gia các hoạt động như thể dục, thể thao, yoga, dưỡng sinh, giải trí…" - PGS Quế nhấn mạnh.

Theo PGS Quế, khi được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp, nhiều người trở nên căng thẳng, lo lắng hơn vì khi mắc bệnh là phải sống chung và uống thuốc suốt đời. "Đừng nghĩ mắc bệnh huyết áp là bệnh nặng do phải uống thuốc suốt đời. Cứ nghĩ tích cực uống 1 viên thuốc huyết áp giống như uống cà phê bỏ thêm viên đường; ăn phở cho thêm miếng chanh, ớt. Hiểu điều này sẽ không còn cảm thấy căng thẳng khi mắc bệnh" - PGS Quế khuyên.

PGS Quế nhắn nhủ người mắc bệnh huyết áp cần tránh 2 trường hợp sau:

Thứ nhất, quá lo lắng về bệnh. Thực tế quá trình điều trị có nhiều bệnh nhân chỉ cần có các triệu chứng khác thường như chóng mặt, nhức đầu, vui, buồn… là đo huyết áp. Khi thấy huyết áp lúc lên lúc xuống lại càng lo hơn. Tuy nhiên, huyết áp có lúc lên, lúc xuống để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, không cần quá lo lắng nếu huyết áp nằm trong giới hạn bình thường (120-140).

Thứ hai, không kiểm tra huyết áp. Thậm chí, nhiều người thích nghi với huyết áp 180-190 vẫn thấy bình thường nhưng khi huyết áp quá cao như vậy sẽ gây biến chứng như vỡ mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình động mạch… Do đó, nếu đã mắc bệnh huyết áp, ít nhất phải đo huyết áp 1 lần/ ngày hoặc tốt nhất là 2 lần/ ngày (sáng, tối) nhằm kiểm tra quá trình uống thuốc có phù hợp hay không.

Nhiều người thắc mắc khi uống thuốc, huyết áp trở lại bình thường thì có cần uống tiếp hay không. PGS Quế nhấn mạnh huyết áp cho dù bình thường vẫn phải uống thuốc, tránh huyết áp tăng vọt lên hoặc hạ xuống quá mức. "Người mắc bệnh huyết áp cần tuân thủ uống thuốc đều đặn, suốt đời để tránh những biến chứng nguy hiểm" - PGS Quế khuyên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo