xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai hại khi hiểu sai, tin lầm về ung thư

NGUYỄN THUẬN

Nhiều người tin rằng ăn mì gói, sử dụng lò vi sóng, uống nước đun sôi để nguội sẽ bị ung thư; khi bị ung thư không được đụng dao kéo, hóa trị, xạ trị và nên bỏ đói khối u (?!)... Hiểu sai và tin lầm về ung thư khiến nhiều người trả giá đắt

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu - Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM), cho biết sau khi dịch Covid-19 lắng dịu, TP trở về cuộc sống bình thường mới, số bệnh nhân ung thư nặng tăng mạnh so với trước khi có dịch Covid-19. Điều đáng nói, rất nhiều bệnh nhân ung thư bị nặng do không khám, điều trị kịp thời mà nghe lời truyền miệng, tự chữa bằng cách nhịn ăn.

Thực dưỡng khắc nghiệt

Theo bác sĩ Vũ, thời gian qua, Bệnh viện TP Thủ Đức tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân ung thư trở nặng nhập viện, phải truyền máu, truyền đạm…, điều trị rất khó khăn vì họ chữa ung thư theo cách dân gian, ăn uống thực dưỡng khắc nghiệt, không đủ sức khỏe để đáp ứng thuốc.

Bác sĩ Vũ khẳng định bỏ đói khối u không chữa được bệnh ung thư. Ngược lại, việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong khi cơ thể đang suy kiệt có thể khiến người bệnh phải trả một cái giá rất đắt, dẫn đến cái chết nhanh hơn.

"Có bệnh nhân ung thư chỉ ăn gạo lứt với muối mè, uống nước lã, họ hạn chế tối thiểu lượng thực phẩm đưa vào cơ thể vì nghe nói ăn nhiều sẽ nuôi tế bào ung thư. Đến khi cơ thể không trụ nổi phải vào viện cấp cứu truyền nước. Khi áp dụng phương pháp thực dưỡng khắt nghiệt, hầu như không ai khỏe, họ chỉ cố tỏ ra mình khỏe" - bác sĩ Vũ nêu thực trạng.

Theo bác sĩ Vũ, thực dưỡng chỉ nên đơn thuần là ăn uống đủ chất, dùng thực phẩm hướng đến sự tự nhiên cùng thể dục dưỡng sinh. Không nên cắt bỏ hẳn thịt, dầu mỡ bởi cơ thể cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có protein và chất béo.

Bên cạnh sai lầm khi sử dụng chế độ thực dưỡng, nhiều bệnh nhân còn từ chối phẫu thuật để điều trị ung thư vì cho rằng đụng dao kéo sẽ khiến họ chết nhanh. Nhưng thực tế, phẫu thuật chiếm đến 70% trong xử trí ung thư. Nhiều trường hợp bị ung thư có thể trị hết khi can thiệp phẫu thuật trong giai đoạn sớm như: ung thư da, bao tử, vú, tuyến giáp, ruột già… Vai trò của phẫu thuật trong điều trị ung thư là vô cùng quan trọng. Tùy từng giai đoạn, bác sĩ có thể kết hợp phẫu thuật với hóa trị, xạ trị để có phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

"Không phải bị ung thư là sẽ chết, khoa học hiện đại đã tiến bộ, có nhiều loại ung thư phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì có thể khỏi" - bác sĩ Vũ khẳng định.

Đồng quan điểm với bác sĩ Vũ, bác sĩ Phạm Nguyên Quý, Khoa Ung thư Nội khoa - Bệnh viện Kyoto Miniren, ĐH Kyoto (Nhật Bản), cho rằng liên quan đến bệnh ung thư có rất nhiều tin đồn sai sự thật, chưa được khoa học kiểm chứng. Rất nhiều người đang dễ dãi tin theo, góp tay lan truyền những thông tin sai về ung thư và đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với khoa học cũng như sức khỏe toàn cầu. Việc tuyên truyền các thông tin sai lệch về ung thư không chỉ gây mất thời gian mà còn làm nhiều bệnh nhân bỏ mất cơ hội chữa bệnh tốt hơn.

Tai hại khi hiểu sai, tin lầm về ung thư - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu - Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM), thăm khám cho bệnh nhân ung thư. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)

Không nghe theo những tin đồn thiếu căn cứ khoa học

Là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bác sĩ Quý thường xuyên nhận được những câu hỏi về mối liên quan giữa các loại thức ăn hoặc thói quen có thể dẫn đến bị ung thư. Vì hiểu lầm, nhiều người quá sợ hãi dẫn đến tẩy chay hẳn một số loại thực phẩm. Một số khác lại tự dằn vặt hay trách móc người thân vì đã "cho ăn đồ gây ung thư" làm họ thêm cô độc và tuyệt vọng.

Cụ thể, một trong nhiều thông tin sai được lan truyền gần đây liên quan đến chuyện ăn uống có thể gây ung thư như: nước đun sôi để nguội sinh ra chất gây ung thư; ăn đồ cháy sẽ bị ung thư; lò vi sóng gây ung thư; đường ăn và chất ngọt nhân tạo gây ung thư; ăn mì gói sẽ bị ung thư…

Trên thực tế, các nghiên cứu về độc tính của thực phẩm, hóa chất thường được thực hiện trên mô hình động vật và việc áp dụng kết luận đó lên người có thể không chính xác. Ví dụ điển hình là tin đồn "ăn đồ cháy dễ bị ung thư". Bánh mì nướng cháy hoặc khoai tây chiên giòn có chứa một chất hóa học gọi là acrylamide, được cho là có thể gây ung thư qua số liệu trên động vật. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã ước tính cần ăn hàng trăm miếng mì cháy/ngày mới có thể bị ung thư. Cho đến nay, các nghiên cứu dịch tễ cho thấy acrylamide trong chế độ ăn bình thường không liên quan đến nguy cơ mắc ung thư.

Từ đó có thể thấy rằng, việc chứng minh một chất nào đó là nguyên nhân gây ung thư ở người không hề đơn giản. Mỗi người có sẵn nguy cơ mắc ung thư khác nhau, chưa kể chúng ta còn tiếp xúc với nhiều chất có thể gây ung thư "thầm lặng" khác như khói xe, khói thuốc, rượu bia,…

"Ung thư không phải là căn bệnh đơn giản xảy ra chỉ vì một yếu tố nào đó. Ung thư là căn bệnh phức tạp xảy ra khi cơ thể tương tác với nhiều yếu tố trong môi trường sau một thời gian dài" - bác sĩ Quý nhấn mạnh. 

Giữ 5 thói quen để ngừa ung thư

Bác sĩ Phạm Nguyên Quý cho biết Hiệp hội Ung thư Nhật Bản không khuyến cáo tránh ăn mì gói hay một thực phẩm cụ thể nào mà khuyến khích người dân thực thi triệt để 5 thói quen: không hút thuốc lá; giảm/bỏ rượu bia; dinh dưỡng hợp lý; vận động tích cực và duy trì cân nặng hợp lý. Năm thói quen này có thể giảm nguy cơ mắc ung thư từ 40%- 45%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo