Theo số liệu của Viện Bỏng Quốc gia, năm 1999 có 54 bệnh nhân (BN) bị bỏng điện nhập viện, năm 2000: 52 BN, năm 2001: 76 BN và năm 2002 tăng lên 107 BN. Trong đó, trên 50% trường hợp phỏng là do tai nạn lao động.
66% nạn nhân là công nhân và nông dân
Qua nghiên cứu 107 BN phỏng do điện được điều trị tại Khoa Bỏng người lớn - Viện Bỏng Quốc gia năm 2002, có thể nói tai nạn phỏng điện là do vô ý chạm vào đường dây điện hở, xâm phạm hành lang an toàn lưới điện và sửa chữa các thiết bị điện, nhất là đồ gia dụng, chiếm trên 2/3 số BN phỏng điện. Nghiên cứu trên cũng cho thấy 94 BN phỏng điện là nam giới và đang ở lứa tuổi lao động (từ 18 đến 46); 66% BN phỏng điện là công nhân và nông dân. Điều này biểu hiện rõ ở nhóm BN bị phỏng điện cao thế do trong quá trình xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi tập thể đã có những sơ xuất bất cẩn như kéo ống nước, vật dụng dẫn điện... gần đường điện cao thế gây phóng điện, chập điện. Ngoài ra, có những trường hợp gây phỏng điện do trèo cột điện, gỡ diều, móc trộm điện hoặc sửa chữa, lắp đặt điện thoại, cột ăng-ten...
Phỏng điện đa số là do tai nạn lao động với 54/107 BN chiếm 50,4%, tiếp đến là tai nạn sinh hoạt. “Điều này cho thấy khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì tỉ lệ phỏng điện do tai nạn lao động càng tăng. Trong bối cảnh và điều kiện đó, những người lao động là công nhân và nông dân chưa nhận thức đầy đủ về an toàn trong sử dụng điện” - PGS-TS Lê Năm, Viện Bỏng Quốc gia đã nhấn mạnh như vậy.
Nhiều di chứng nặng nề từ phỏng điện
Phỏng do dòng điện, đặc biệt là điện cao thế thường gây hoại tử các phần sâu của cơ thể (gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh...) nơi dòng điện đi qua. Hoại tử sâu trong phỏng điện gây mất chức năng vĩnh viễn vùng bị hoại tử. Năm 2002, trong số những BN phỏng điện điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia có 31 người phỏng điện cao thế, trong số này 70% bị tổn thương ở tay, 80% tổn thương cả ở chân và tay. Điều trị BN phỏng điện cao thế nhằm hạn chế tối đa tổn thương hoại tử thứ phát, che phủ sớm các khuyết hổng do khối hoại tử tạo ra. Tuy nhiên, PGS-TS Lê Năm cho biết, hầu hết các chi bị hoại tử thường phải tháo bỏ, cắt cụt. Tại viện, có 38 BN (chiếm 28%) phải cắt cụt, tháo bỏ chi một cách thương tâm.
Hầu hết những người bị phỏng điện, đặc biệt là phỏng điện cao thế, đều phải phẫu thuật nhiều lần, trung bình 3,3 lần/BN, thời gian điều trị trên 20 ngày. Sau phỏng thường để lại những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài thậm chí có tới 51% BN mất hoàn toàn khả năng lao động do không còn chức năng của chi thể hoặc phải cắt cụt các chi.
GS-TS Lê Thế Trung nhận định: “Tai nạn do điện đứng hàng đầu trong các tai nạn nghề nghiệp. Thực tế trên là cảnh báo cho công tác an toàn sử dụng và lắp đặt lưới điện ở nước ta”.
Bệnh viện Chợ Rẫy:
400 ca phỏng điện được điều trị mỗi năm
Từ 5 - 7 năm gần đây, tình hình phỏng nói chung ở khu vực phía
Quá tải ở Khoa Phỏng
Bác sĩ chuyên khoa II Đồng Quang Duyên ở Khoa Phỏng - BV Chợ Rẫy kể về một ca mới nhập viện ngày 16-12: “Nạn nhân là một thợ hàn, trên 20 tuổi, quê ở Bình Dương. Trong lúc đang tham gia thi công một công trình, đầu của anh chạm vào dây điện cao thế, bị giật té từ độ cao 10 m, gây chấn thương lộ sọ”. Bác sĩ Duyên kể thêm một trường hợp khác mà nạn nhân là cả 3 cha con ở Đồng Tháp. Số là gia đình này vừa mua được chiếc tivi màu nhờ vào số tiền dành dụm được, 3 cha con hăm hở cùng nhau dựng trụ ăng-ten. Vì không giữ được thăng bằng khi lên cao, cây ăng-ten ngã đập vào một đường dây cao thế, cả 3 cha con đều trọng thương, được cấp tốc chuyển về BV Chợ Rẫy.
Lao động nghèo thường gặp nạn
Vào tận giường điều trị ở Khoa Phỏng mới thấy hết những mất mát, đau khổ của người bệnh và gia đình họ. Sẽ không quá lời khi phải nói rằng người bị phỏng điện nằm trong số ít những bệnh nhân chịu đau đớn, thiệt thòi nhất. Khoa Phỏng chỉ có 40 giường nhưng thường xuyên quá tải từ 5 đến 18 ca, bệnh nhân đành phải nằm trên xe băng ca ngoài hành lang. Phạm Quốc Vũ, 18 tuổi, làm nghề phụ hồ ở huyện đảo Phú Quốc, bị điện cao thế giật như sét đánh khi kéo những cây sắt lên tầng cao một công trình. Tình trạng khá nặng buộc các bác sĩ phải tháo khớp bàn tay trái. Riêng cổ tay phải tổn thương hết gân cơ, các bác sĩ đang tìm mọi cách để bảo tồn. Ngồi bên cạnh Phạm Quốc Vũ là người mẹ hốc hác, tảo tần. Bà hỏi như van lơn bác sĩ: “
Cần tự trang bị kiến thức cơ bản về điện
Bác sĩ Đồng Quang Duyên nhấn mạnh như vậy sau khi nhận xét: “Điện khí hóa của chúng ta đi rất nhanh, trong khi kiến thức cơ bản về điện của người dân, người lao động lại rất hạn chế”. Vâng, có thấy hết những di chứng nặng nề sau phỏng điện mới thấm thía nhận xét trên của bác sĩ Duyên. Ông cho biết di chứng nhẹ nhất sau phỏng điện là sẹo co rút ở tay; nặng dần lên là rối loạn thần kinh, liệt chân tay, tàn phế mà thường gặp nhất là cắt cụt hai tay. Quay lại với người lao động, ông khuyên: Phải tự trang bị cho mình hiểu biết tối thiểu về điện, nhất là điện cao thế. Không tự ý lắp đặt hay tháo dỡ hệ thống điện, các thiết bị điện ngoài khả năng hiểu biết của mình. Khi bị phỏng điện, cần nhanh chóng cắt nguồn điện, nếu thấy ngưng tim ngưng thở phải hô hấp nhân tạo tại chỗ và đưa ngay đến các cơ sở chuyên khoa cấp cứu. Hãy nhớ rằng phỏng điện rất phức tạp!
Cao Tuấn
Phỏng điện: Không ít trường hợp chết tại chỗ hoặc chết trên đường đi cấp cứu Tại BV Chợ Rẫy, mỗi năm có khoảng 1.000 lượt phẫu thuật, 1.000 ca điều trị bảo tồn (không mổ) và 1.500 ca điều trị ngoại trú do phỏng các loại. Trong số này có 10 - 15% do phỏng điện. Nghĩa là khoảng xấp xỉ 400 ca phỏng điện từ nhẹ đến rất nặng được điều trị. Tỉ lệ tử vong chung do phỏng là khoảng 10%, riêng tử vong do phỏng điện từ 8 - 9%. Thật ra, tử vong do phỏng điện rất cao nhưng không ít trường hợp chết tại chỗ hoặc chết trên đường đi cấp cứu nên khó xác định tỉ lệ. T. Ng |
Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng Khoa Phỏng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM: Trẻ bị phỏng điện thường tổn thương ở môi và tay Nguyên nhân làm trẻ bị phỏng điện thường do trẻ tinh nghịch cầm, nắm, ngậm sợi dây điện, ổ điện. Vì thế nên vị trí tổn thương thường gặp nhất là ở môi và tay. Trẻ bị phỏng ở môi chữa lành không khó nhưng điều trị để môi trở lại như lúc đầu rất nan giải. Nhiều trường hợp bị phỏng nặng quá đã buộc phải cắt đoạn chi hoặc nếu giữ được các ngón tay thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như tay bị co rút, ngón tay không cử động được... Việc tạo hình đối với trẻ bị phỏng điện gặp rất nhiều khó khăn. Khó có thể đánh giá được tỉ lệ phần trăm trong phỏng điện bởi lẽ nhìn bên ngoài phỏng điện gây tổn thương nhỏ nhưng thực tế lại tàn phá rất lớn ở bên trong. Phỏng điện làm các cơ bên trong bị phù nề nếu không mổ sớm các cơ sẽ bị chết. Do vậy, khi gia đình phát hiện trẻ bị phỏng điện nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở chuyên khoa để được điều trị sớm. Nhưng đối với phỏng, quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa. Những gia đình có trẻ em nên lưu ý để các ổ cắm điện ở trên cao, tránh xa tầm tay của trẻ. Nếu lỡ đặt ở chỗ thấp phải dùng nắp chụp ổ điện bằng nhựa chụp vào. T.Dương ghi Ông Vòng A Lộc, Phó Phòng Quản lý Điện năng (Sở Công nghiệp TPHCM): Đã có hơn 20.000 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện Thời gian qua, tình hình xây dựng nhà cửa công trình trong hành lang an toàn lưới điện cao áp, vi phạm Nghị định 54 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp ngày càng gia tăng về số vụ và mức độ. Trong khi đó, các cơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, hạn chế. Tình hình này đã gây ra nhiều sự cố mất điện cho hệ thống điện TP và nhiều tai nạn điện thương tâm cho nhân dân. Theo số liệu báo cáo mới nhất của ngành điện, số lượng vụ vi phạm Nghị định 54 trên địa bàn TP đến nay đã lên hơn 20.000 vụ, tăng hơn cả ngàn vụ so với năm trước. Trong khi đó, số lần xử lý các hộ vi phạm hành lang an toàn lưới điện hầu như không đáng kể, chỉ thực hiện được lẻ tẻ ở một vài địa phương. Nguyên nhân là do phân cấp xử lý hiện nay chưa chặt chẽ. Hiện nay, Sở Công nghiệp được giao chức năng quản lý Nhà nước ngành điện. Tuy vậy, chức năng xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, Sở Công nghiệp chưa được phân công rõ ràng. Ngành điện cũng không thể tự đứng ra làm nhiệm vụ này. Trong khi đó, chính quyền địa phương, công an các cấp chưa xem đây là trách nhiệm của mình. Vả lại, thời gian qua, công tác xử lý cũng gặp nhiều lúng túng về nghiệp vụ. Hiện nay vẫn chưa hình thành được bộ phận thanh tra chuyên ngành điện chính quy. Thực hiện Nghị định 54 mới chỉ có thông tư hướng dẫn thực hiện về kỹ thuật, chứ chưa có hướng dẫn về xử lý vi phạm. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và tham mưu, Sở Công nghiệp đã kiến nghị UBND TP sớm ban hành chỉ thị về việc tăng cường bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Tuy vậy, đến giờ kiến nghị này vẫn chưa được thông qua. D.Tuấn ghi |
Bình luận (0)