xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thạch tín - cái chết chậm

Theo Lao Động

Do cấu tạo tự nhiên của địa chất, nhiều vùng ở nước ta nước ngầm bị nhiễm thạch tín (Arsenic), độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Không thể phủ nhận những kết quả do chương trình giếng khoan của UNICEF đem lại, nhưng từ đó, kiểu giếng khoan này đã được nhiều người dân nhanh chóng nhân rộng ra khắp cả nước mà không thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật khoan giếng của UNICEF.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có hơn 1 triệu giếng khoan đang được sử dụng, nhiều giếng trong số đó có nồng độ thạch tín rất cao gây nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng. Chính phủ đã chỉ thị các ngành hữu quan lập đề án "Giảm thiểu tác hại của Arsenic...".

Bởi sau 5-10 năm dùng nước nhiễm thạch tín, con người mới nhận ra những dấu hiệu bệnh tật, cho nên phần lớn chúng ta mất khả năng đề phòng. Hơn nữa, vùng nước nhiễm thạch tín ở ta khá rộng, công tác điều tra nghiên cứu lại hầu như mới bắt đầu nên việc cảnh báo nhiễm độc từ nước giếng khoan cho khoảng 10 triệu người đang sử dụng càng sớm càng cần thiết - để chúng ta có thể tránh được thảm hoạ như ở Bangladesh (với gần 80 triệu người bị đe doạ về sức khoẻ và hàng trăm nghìn người đã chết).

Không thể để quá muộn

Nguy cơ cả triệu giếng nước đang cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu người bị nhiễm độc chất thạch tín (arsenic) đang là mối lo lắng cho các cơ quan chức năng và toàn xã hội. Nhằm làm rõ mức độ nghiêm trọng cũng như tìm hiểu các biện pháp khắc phục tình trạng này, PV báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn TS Đặng Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý nước dưới đất (Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Thạch tín, là tên gọi thông dùng chỉ nguyên tố asen (arsenic), nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất ôxit của asen hoá trị III (As2O3), ôxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Khi uống phải một lượng thạch tín bằng một nửa hạt ngô có thể tử vong tức khắc. Asen là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất. (Theo Từ điển Bách khoa Dược học xuất bản năm 1999)

. Xin ông xác nhận thông tin nước giếng khoan bị nhiễm thạch tín là do cấu tạo địa chất của nước ta?

- Thạch tín không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất và thực phẩm. Theo điều tra sơ bộ đã có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu khiến nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm thạch tín là do cấu tạo tự nhiên của địa chất. Tuy nhiên chúng tôi cũng không loại trừ nguyên nhân nước ngầm bị ô nhiễm là do tác động của con người, ví dụ như những khu vực gần các nhà máy hoá chất, những khu vực nông nghiệp sử dụng nhiều chất bảo quản thực vật, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước.

. Nói như vậy có nghĩa là không chỉ nước giếng khoan mới bị nhiễm thạch tín?

- Đúng vậy, nhưng cần phải hiểu vấn đề này cho đúng để tránh gây hoang mang trong dư luận. Đã nói đến nguyên nhân địa chất thì có nghĩa là nước đó đã nhiễm trong thời gian lâu và trên diện rộng.

Tuy nhiên nếu xử lý tốt, đúng kỹ thuật thì tác hại của nó - nếu không nói là được loại trừ hoàn toàn - thì cũng giảm đáng kể. Ví dụ ngay như thủ đô HN chẳng hạn, đây là khu vực sử dụng 100% nguồn nước dưới đất để phục vụ cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất; nhiều nguồn nước nhiễm thạch tín khá nghiêm trọng; nhưng chúng ta vẫn sử dụng hàng trăm năm nay nhưng có sao đâu, đó là nhờ nguồn nước được xử lý tập trung, đúng kỹ thuật.

. Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều nước giếng khoan mà nhân dân đang sử dụng vẫn còn nồng độ thạch tín vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

- Phải khẳng định ngay là chương trình khoan giếng của UNICEF là một chương trình tốt và đã đạt được những thành công nhất định trong việc vận động nhân dân không sử dụng những nguồn nước ô nhiễm, không hợp vệ sinh như nước ao, hồ. Tuy nhiên, người dân - có thể do nguyên nhân nhận thức hay nguyên nhân kinh tế - khi học theo, tự đào giếng khoan đã không thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật như UNICEF khuyến cáo, kết cấu giếng không đảm bảo, nước không được lọc. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 1 triệu giếng, trong đó phần lớn do dân tự bỏ tiền ra thuê đội khoan tư nhân về làm. Nhiều giếng trong số này có nồng độ thạch tín cao hơn từ 20-50 lần nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (0.01mg/l) và 10-15 lần so với tiêu chuẩn của VN (0.05mg/l).

. Như vậy nguy cơ ô nhiễm trên diện rộng là có thực?

- Chính vì nhận thức được sự nguy hiểm của việc ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng nên "Tiểu ban phối hợp hành động về giảm thiểu tác hại ô nhiễm arsenic trong nước với sức khoẻ cộng đồng" đã được thành lập. Đây là một tiểu ban có sự tham gia của nhiều bộ, ban, ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế...

. Xin ông nói rõ hơn về hoạt động của tiểu ban này, cũng như tiến độ của chương trình hành động?

- Theo chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo đề án quốc gia "Giảm thiểu tác hại của arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở VN" để trình Chính phủ phê duyệt, tham gia thực hiện dự án có Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế...; đề án này chia làm hai giai đoạn: điều tra khảo sát, phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm thạch tín trong nước ngầm trên toàn quốc, tiếp đến là đề xuất biện pháp xử lý nguồn nước. Song song với đề án này có đề án đánh giá tác hại của thạch tín với sức khoẻ cộng đồng do Bộ Y tế thực hiện. Cho tới nay, nhiều bộ và địa phương đã tiến hành khảo sát trên thực địa và đã có một số kết quả sơ bộ. ở những khu vực dân cư mới, chúng tôi vận động nhân dân hạn chế, thậm chí ngừng hẳn chương trình phát triển giếng khoan mới, ở những khu vực đã dùng nguồn nước này, cần tuyên truyền cho cộng đồng biết tác hại và khuyến khích nhân dân không sử dụng và tìm giải pháp thay thế.

. Đề án sẽ ưu tiên giải quyết những khu vực nào trước, thưa ông?

- Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và một số vùng núi, vùng mỏ.

. Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy tác hại của thạch tín trong nước sinh hoạt với sức khoẻ con người như thế nào, thưa ông?

- Vấn đề này mới chỉ có một đề tài do Viện Y học lao động và Vệ sinh Môi trường (Bộ Y tế) thực hiện trên 3 xã thuộc tỉnh Hà Nam. Kết quả cho thấy chưa có trường hợp bệnh nhân nào bị tử vong trực tiếp do nhiễm độc thạch tín trong nguồn nước sinh hoạt, tuy nhiên đã có một số biểu hiện lâm sàng cần chú ý, thể hiện trên tóc và da nhưng cũng không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên chúng tôi không loại trừ việc những trường hợp được nghiên cứu mới dùng nước giếng khoan trong thời gian ngắn (6 năm) nên chưa có biểu hiện nhiễm độc nặng, trong khi thời gian phát bệnh do dùng nước nhiễm độc vào khoảng từ 10-15 năm. Còn rất nhiều việc phải làm và phải làm ngay chứ không thể để muộn như Bangladesh.

. Xin cảm ơn ông.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo