xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh toán BHYT khi TNGT: Vẫn phải tự chứng minh!

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bị tai nạn giao thông (TNGT) vẫn phải tự chứng minh mình không vi phạm giao thông mới được bảo hiểm thanh toán viện phí vì thông tư hướng dẫn đối với trường hợp này vẫn chưa được ban hành

Tại buổi gặp mặt báo chí chiều 22-6, nhân ngày BHYT Việt Nam (1-7), bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã ký dự thảo thông tư hướng dẫn thủ tục thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) cho người tham gia BHYT bị TNGT và chuyển sang Bộ Tài chính, Công an xem xét nhưng vì thủ tục chưa xong nên thời điểm nào thông tư này có hiệu lực vẫn chưa được “gút” lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người bị TNGT vẫn phải tiếp tục tự chứng minh mình có hay không vi phạm luật giao thông để được thanh toán BHYT. Nếu không chứng minh được, họ phải bỏ tiền túi trả các khoản viện phí mà đáng lẽ gần 2 năm qua, quỹ BHYT phải thanh toán.

Bệnh nhân có lợi hơn

Dù chưa “chốt” thời điểm ban hành thông tư nhưng đại diện Bộ Y tế cũng giải tỏa bức xúc lâu nay của dư luận khi thông báo rằng quy định mới có nhiều điểm thông thoáng cho người bệnh BHYT. Theo bà Hương, với quy định mới người có thẻ BHYT bị TNGT khi đi KCB dù chưa có đủ căn cứ xác định có vi phạm pháp luật giao thông vẫn được cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB. Trách nhiệm xác nhận việc người bị TNGT có vi phạm pháp luật về giao thông hay không sẽ do cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn để xác minh nguyên nhân xảy ra TNGT. Trong 24 giờ, kể từ khi người bị TNGT tới cơ sở y tế để KCB, cơ quan BHXH phải thông báo cho bên công an để có thông tin xác nhận tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông đối với người tham gia BHYT bị TNGT. Trường hợp không xác định được đúng - sai của bệnh nhân, quỹ BHYT sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản viện phí này.
img
Người tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn giao thông vẫn còn phải khổ để được bảo hiểm thanh toán viện phí

Trong khi đó, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện Chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), lường trước rằng với đội ngũ giám định y tế vừa thiếu lại vừa yếu như hiện nay thì việc xác minh nguyên nhân vụ tai nạn cho người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. “Biết rằng khả năng thu hồi khoản viện phí mà quỹ BHYT ứng trước cho người bệnh vi phạm luật giao không khi chưa xác định đúng - sai sẽ rất thấp. Tuy nhiên, chúng tôi phải chấp nhận, để quyền lợi của bệnh nhân BHYT không bị ảnh hưởng. Trong trường hợp số tiền quá lớn mà lại không thu hồi được, chúng tôi sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật”- ông Sơn nói. 

Như vậy, sau 2 lần bị Bộ Tư pháp “tuýt còi”, những quy định trái khoáy về thanh toán BHYT cho người bị TNGT đã được sửa đổi nhưng đến khi nào thực hiện thì vẫn còn phải chờ.

Mục tiêu bảo hiểm chưa rõ

Đánh giá sau 2 năm thực hiện Luật BHYT, bà Hương cho biết tính đến hết năm 2010, cả nước có khoảng 50,7 triệu người tham gia BHYT (tăng 25% so với thời điểm trước khi có Luật BHYT), trong đó có 15,3 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù độ bao phủ BHYT đã tăng đáng kể, song bản chất nhân văn của việc tham gia BHYT là lấy của người giàu, của người khỏe bù cho người nghèo, người yếu vẫn chưa được thể hiện rõ. Bởi ngoài những đối tượng là người thường xuyên ốm đau, người có nguy cơ bệnh tật, người già, trẻ nhỏ, còn khá nhiều đối tượng BHYT bắt buộc tham gia không đầy đủ.

Bà Hương đơn cử: “Học sinh - sinh viên, thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT nhưng số đang tham gia mới chỉ đạt 70%, hay công nhân viên chức, các doanh nghiệp hiện cũng mới tham gia được chưa đến 70%. Khó vận động tham gia hơn cả vẫn là các đối tượng cận nghèo. Năm 2010 mới có 692.000 người trên tổng số 6 triệu người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT. Ngay cả khi Nhà nước đã hỗ trợ 50% cho các đối tượng này, có địa phương nâng mức hỗ trợ tới 80% nhưng vẫn chỉ có khoảng 10% người cận nghèo mua thẻ BHYT”. 

Cải tiến cấp thẻ bảo hiểm

Bộ Y tế cho biết hiện vẫn còn gần 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT; cùng đó nhiều trường hợp là người nghèo, người dân tộc thiểu số cũng chưa có thẻ vì các địa phương nhận thẻ xong đem cất vào tủ, “quên” không chuyển đến người tham gia bảo hiểm. Với trẻ dưới 6 tuổi nếu chưa nhận được thẻ BHYT vẫn được BHYT thanh toán các chi phí KCB nếu sử dụng các giấy tờ khác như giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc thẻ KCB miễn phí.

Để tăng số lượng học sinh-sinh viên tham gia BHYT, đại diện BHXH Việt Nam cho biết tới đây, cơ quan này sẽ nghiên cứu việc cấp thẻ BHYT vào nhiều thời điểm trong một năm học thay vì cấp một lần vào đầu năm như hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo