Chuyên gia sinh học Tony Wys-Coray
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine, hai chuyên gia sinh học Tony Wys-Coray tại ĐH Stanford và Saul Villeda thuộc ĐH California mô tả hai cách thức để chuột già được tiếp xúc với máu chuột trẻ: Hoặc tiêm huyết tương của chuột 3 tháng tuổi (tương đương với con người ở lứa tuổi đôi mươi) vào chuột 18 tháng tuổi (chuột đã trải qua gần hết vòng đời) hoặc nối kết hệ tuần hoàn của chuột già với chuột trẻ qua phẫu thuật.
Kết quả cho thấy chức năng não của chuột tiếp nhận nguồn máu trẻ được cải thiện đáng kể qua các trắc nghiệm về nhận biết và ghi nhớ. Chúng ít phạm sai lầm trong việc định hướng khi bơi và nhận biết được môi trường hiểm nguy ở những nơi từng bị sốc điện.
Khảo sát cũng cho thấy chuột già được thay máu trẻ có sự khác biệt ở não như một số mạch máu được sản sinh và dòng máu lưu thông tốt hơn, mối liên kết giữa các tế bào thần kinh mạnh mẽ và phong phú hơn.
Nhóm nghiên cứu đồng thời nhận thấy cơ của chuột già được tiếp nhận máu chuột trẻ cũng khỏe mạnh hơn.
Hai nghiên cứu khác của nhóm nghiên cứu tại ĐH Harvard tập trung khảo sát về một chất liệu dồi dào hơn ở máu chuột trẻ so với chuột già. Họ đã phát hiện một dạng protein gọi là GDF11. Tác giả Amy Wagers và cộng sự nói rằng protein này cũng được tìm thấy trong máu người và mức độ đậm đặc của nó có vẻ như cũng suy giảm dần theo tuổi tác con người.
Chuyên gia khoa học thần kinh Eric Kandel - người từng đoạt giải Nobel y học năm 2000 - khen ngợi rằng đây là “nghiên cứu kỳ diệu”
Bình luận (0)