xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu gì cách đuổi muỗi!

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (Khoa Dược, ĐH Murdoch - Úc)

Thuốc xịt muỗi rất dễ thấm qua da và ung dung đi vào máu, hành hạ ruột, gan, phổi cũng như thận, não...

 
Muỗi đốt thường sẽ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc xịt muỗi cũng có nguy cơ gây nên nhiều hậu quả tai hại với hàng loạt các rối loạn cơ thể. Bằng chứng là đã có không ít trường hợp bị ngộ độc thuốc xịt muỗi phải đem vào bệnh viện cấp cứu.
img

Khi phải sử dụng thuốc xịt muỗi trong phòng kín nên lưu ý không đóng kín cửa. Ảnh: HỒNG THÚY

 
Trước tiên và dễ thấy nhất là thuốc xịt muỗi sẽ gây rối loạn hệ hô hấp, đặc biệt là những loại thuốc xịt muỗi mà thành phần có chứa DEET. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu bệnh sốt rét ở Mỹ thì có 57% bác sĩ báo cáo rằng những bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như bị suyễn hoặc kích ứng phổi sau khi sử dụng thuốc xịt muỗi. Những bệnh nhân trước đây chưa từng bị suyễn, sau khi sử dụng thường xuyên thuốc xịt muỗi cũng bị “dính” suyễn do hít phải thuốc xịt muỗi.
 
Thuốc xịt muỗi cũng rất dễ thấm qua da. Đây là một vấn nạn cho sức khỏe. Một khi thấm qua da, thuốc xịt muỗi sẽ ung dung đi vào máu và ngao du khắp cơ thể để hành hạ ruột, gan, phổi  cũng như những cơ quan quan trọng khác của cơ thể như thận, não... Ngay cả khi chưa đủ sức  thấm qua da để gây hại cho cơ thể như kể trên thì da cũng sẽ bị kích ứng, nổi mẩn, ngứa da...
 
Trẻ em và trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương não nếu tiếp xúc với thuốc xịt muỗi. DEET có trong thuốc xịt muỗi có thể gây rối loạn vận động và mất khả năng tập trung ở trẻ em. Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu bệnh sốt rét của Mỹ thì các chất phốt- phát hữu cơ có trong các sản phẩm xịt muỗi có thể gây tử vong nếu sử dụng không đúng cách, nhẹ hơn thì ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng lên tim mạch, hệ hô hấp...
 
Nhưng chẳng lẽ tránh vỏ dưa lại gặp phải vỏ dừa? Cũng không hẳn là bế tắc bởi chỉ cần một chút ít kiến thức hóa học thì  chúng ta cũng có thể giải tán được đám muỗi chực chờ rình rập mà không cần dùng thuốc xịt muỗi.
 
- Bỏ nước súc miệng Listerine vào bình xịt (loại bình xịt nhỏ dùng để tưới hoa) và xịt trên bàn ghế, thảm chùi chân trong nhà. Listerine có tác dụng xua muỗi do trong thành phần có chứa dầu khuynh diệp (Eucalyptus oil).
 
- Giã nhuyễn vài củ tỏi cho đến khi chảy nước rồi thoa vào da. Ăn tỏi cũng có tác dụng đuổi muỗi vì khi ăn tỏi, mùi tỏi sẽ thoát qua các lỗ chân lông ở da, dù rằng chúng ta không cảm nhận được mùi tỏi thoát qua da nhưng muỗi thì rất nhạy cảm.
 
- Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin B1, B12, vitamin C vì muỗi rất kỵ các loại vitamin này.
 
- Trồng chung quanh nhà những loại cây như bông vạn thọ, sả, hương thảo, tỏi, cúc ngải, oải hương, húng lủi, húng quế,  chanh...
 
Điều cần lưu ý để không bị muỗi “ve vãn” là các loại mùi hương. Muỗi rất thích các mùi hương của nước hoa, thuốc xịt khử mùi cơ thể, keo vuốt tóc, xà bông thơm, các chất dùng để giặt quần áo.

Năm nguyên tắc vàng

 
Trong trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng thuốc xịt muỗi thì cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây: Không sử dụng thuốc xịt muỗi khi trên da bị các vết trầy xước, bị vết thương...; không xịt thuốc trong những phòng kín mà nên mở cửa sổ phòng hoặc chỉ nên xịt thuốc bên ngoài sân vườn; không hít không khí ở những vùng vừa xịt thuốc; không xịt thuốc gần những nơi cất giữ thực phẩm; không xịt muỗi nếu trong phòng có trẻ em.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo