xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thịt chó + mắm tôm: Vẫn “chén” vô tư !

Long Giang - Ngọc Mai

Sáng 6-11, có mặt tại khu vực chuyên bán thịt chó tại chợ Ông Tạ (trên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình - TPHCM), chúng tôi chứng kiến cảnh người mua, kẻ bán vẫn tấp nập diễn ra. Do là chợ thịt chó nổi tiếng nên mặt hàng mắm tôm chứa trong hũ, bịch (không có nhãn hiệu) bày bán tràn lan

Chẳng khách nào từ chối mắm tôm

Chỉ mới 10 giờ, tại các quán thịt chó trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và hàng chục quán thịt chó nằm trong hẻm trên đường Cống Quỳnh, quận 1 đã đón rất nhiều khách đến ăn.

 Tại khu vực đường sắt trên đường Lê Văn Sỹ thuộc phường 13, quận Phú Nhuận, từ 15 giờ trở đi hàng chục quán thịt chó bắt đầu mở cửa đón khách đến tận khuya. Ông Hùng, một chủ quán tại đây, cho biết số lượng khách đến ăn không hề giảm và vẫn sử dụng món mắm tôm như thường. Ông chưa thấy khách nào từ chối hay kêu đổi thức chấm khác như chao hoặc muối tiêu chanh.

Một chủ quán thịt chó máy lạnh tại khu vực Thị Nghè còn giới thiệu mắm tôm của quán được lấy tận ngoài Bắc. Mỗi lần nhập hàng vài ba can (20 lít/can). Hầu hết các quán thịt chó ở đây đều bày bán mắm tôm công khai và họ cho rằng dịch bệnh tận ngoài Bắc có gì mà lo!

Rau sống dính đầy bùn

Trưa 5-11, có mặt tại quán bún riêu khá nổi tiếng trong hẻm số 19 đường Kỳ Đồng, quận 3, chúng tôi thấy thực khách vẫn vô tư múc từng muỗng mắm tôm, đổ từng dĩa rau sống vào tô bún riêu thưởng thức. Tôi thắc mắc: Sao Bộ Y tế đã cấm sử dụng mắm tôm sống mà ở đây vẫn bán? Bà chủ thản nhiên trả lời: Bún riêu mà không có mắm tôm thì còn gì là bún riêu nữa. Cô cứ yên tâm ăn đi vì loại mắm tôm này lấy từ nguồn tin cậy đem từ ngoài Bắc vào, ngon lắm. Bà chủ quán chứng minh, rất nhiều người vẫn đến đây mua mắm tôm về dùng có sao đâu.

Mở hũ mắm tôm đặt trên bàn, tôi chỉ cho bà xem những con bọ nhỏ màu trắng đục đang giẫy giụa trên mặt hũ mắm. Vậy mà bà ta thản nhiên nói: Mắm mà không có dòi thì không phải là mắm ngon. Ăn những con dòi này cũng chẳng sao cả. Vừa nói bà vừa đỡ lấy hũ mắm tôm đem vào trong bếp gạt những con dòi ra rồi lại bưng trở lại bàn ăn cho khách sử dụng.

Không chỉ mắm tôm, hầu hết các quán ăn đều sử dụng các món mắm sống ăn kèm rau sống như mắm nêm, mắm tép, mắm cáy...

Trưa 4-11, chúng tôi dùng bữa tại một nhà hàng trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3. Khi cầm bẹ cải lên để cuốn cá, chúng tôi mới tá hỏa khi thấy toàn bộ bẹ rau còn dính đầy bùn. Đưa cho cô phục vụ xem, cô thản nhiên cầm bẹ rau bỏ đi, không một lời giải thích, bỏ lại yêu cầu chính đáng của thực khách là muốn rửa lại toàn bộ dĩa rau. Cả buổi đó, toàn bộ số khách trong bàn chúng tôi lặng lẽ ăn món cá không rau. Nhìn sang các bàn lân cận, rất nhiều người đang vô tư dùng những món rau sống.

Một quán cơm trên đường Võ Văn Tần, quận 3 lúc nào cũng đông đúc khách đến ăn, nhưng công đoạn chuẩn bị món rau sống rất qua quýt. Trước giờ bán cơm, từng bịch rau sống mua ở chợ về chỉ được cắt gốc và trộn lên, sau đó nhúng trong một thùng nước rồi cứ thế vớt ra bán.

Mắm tôm, rau sống chứa rất nhiều loại vi trùng

PGS-TS Nguyễn Thanh Bảo, Phó Khoa Y Trường Đại học Y Dược TPHCM, cho biết dịch tiêu chảy cấp chủ yếu lây lan qua đường ăn uống, đặc biệt rất dễ lây truyền qua những món ăn chưa được nấu chín như rau sống, mắm tôm...

Mắm tôm thường bị nhiễm vi khuẩn tả và một số loại vi khuẩn y hệt như vi khuẩn tả từ nguyên liệu làm mắm tôm như nguồn nước, tôm... Trong mắm tôm còn có nồng độ muối nên rất thích hợp cho vi khuẩn vibrio parahaemolyticus (một trong những loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy) phát triển, lan truyền. Món được rất nhiều người ưa thích, ăn thường ngày là rau sống nhưng cũng chứa rất nhiều loại virus, ký sinh trùng.... Virus thường gặp nhất trong rau sống là rotavirus. Thực tế cho thấy 50% trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy là do loại virus này.

 Người ta thường tưới các loại phân cho rau sống, vì vậy trong rau sống còn chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng như cryptosporium, antamoeba histolytica... gây bệnh tiêu chảy, đặc biệt ký sinh trùng antamoeba histolytica còn gây hội chứng lỵ.

T.Dương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo