Khống chế nhân tố gây bệnh
Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân viêm túi mật là phải đầy đủ các chất đạm, đường bảo đảm (để đủ lượng calori cần thiết) và một lượng lớn thức uống (mỗi ngày ít nhất là 2 lít để làm loãng nước mật).
Bất luận là viêm túi mật hay sỏi mật, hoặc cả hai cùng xuất hiện một lúc, mỗi khi thu nạp chất béo đều dẫn đến việc túi mật co rút để phân tiết chất trong túi mật, sinh ra đau đớn, bụng căng trướng, nếu chữa trị không triệt để thì bệnh có thể trở thành mãn tính. Cho nên, lúc bình thường cần chú ý ăn uống dinh dưỡng sao cho việc điều tiết hợp lý, có thể khống chế được nhân tố gây bệnh.
Những thực phẩm nên ăn là gạo, bột mì và các chế phẩm của nó; dùng thịt nạc của các loại gia súc; ăn nhiều củ cải, cải xanh, các loại đậu, đậu tương, các loại trái cây không cứng quá; dùng lượng đường vừa phải, sữa không có chất béo, nước trà, dùng ít muối ăn.
Hạn chế thực phẩm chiên xào
Cơ chế tạo ra sỏi ở mật có liên quan đến hàm lượng cholesterol trong cơ thể quá cao, cho nên cần hạn chế các thức ăn có chứa cholesterol như lòng đỏ trứng, trứng cá, tủy, não, gan, thịt mỡ...
Mỗi khi bệnh phát tác cấp tính, nên tạm thời kiêng ăn 1 - 2 ngày hoặc chỉ dùng thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, cháo thịt nạc heo, thịt bò băm nhỏ, xúp rau củ... Sau khi bệnh giảm bớt thì cũng chỉ ăn những thực phẩm được nấu loãng nhừ, rồi dần dần dùng đến các thực phẩm hầm nhừ, ít dầu mỡ.
Hạn chế hoặc nên kiêng dùng các loại bánh có dầu mỡ, các thực phẩm chiên xào, mỡ heo, sữa bột béo, tương đậu phộng, bơ, thịt mỡ, thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng, nội tạng động vật, hành tây, củ cải, dừa, các loại đậu khô, táo chưa chín, mận, giấm chua, hạt cải, nước có gas, pho mát, trà đậm, kem lạnh, thuốc lá, rượu.
Các loại rượu và thực phẩm có chất kích thích, các loại gia vị cay, nóng đều có thể sinh ra các chất làm tăng co bóp của túi mật, khiến các cơ ở cổ túi mật không kịp dãn cho nước mật chảy ra, có thể dẫn đến kết sỏi mật và viêm túi mật cấp tính. |
Bình luận (0)