Thuốc olaparib (tên thương mại Lynparza) của AstraZeneca PLC là loại thuốc trị ung thư đầu tiên dành cho các bệnh nhân ung thư vú do đột biến gen BRCA 1 và BRCA 2. Thuốc dùng phối hợp cho các bệnh nhân đã trải qua hóa trị liệu, thuộc nhóm thuốc nhắm mục tiêu vào các gen đột biến, được sản xuất sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và phát triển.
Nữ diễn viên Angelina Jolie và nhiều phụ nữ mang đột biến gen BRCA 1 và BRCA 2 khác đã chọn phương án cắt bỏ ngực vì lo sợ tỉ lệ ung thư vú lên đến 90% do các đột biến này gây ra - ảnh: GUARDIAN LIBERTY VOICE
Những phụ nữ mang đột biến gen BRCA 1 và BRCA 2 có từ 12%-90% nguy cơ bị ung thư vú và khi đã mắc bệnh thì rất khó trị. Vài năm trước, nữ diễn viên Angelina Jolie đã gây chấn động khi tuyên bố cắt bỏ cả hai ngực sau khi phát hiện mình mang đột biến gen BRCA 1 và có tỉ lệ nguy cơ cực kỳ cao. Trước đó, cô đã phải chứng kiến những phụ nữ trong gia đình, trong đó có mẹ ruột, chết trẻ vì ung thư do đột biến BRCA 1.
Tuy được cho là cách giải quyết cực đoan nhưng không ít phụ nữ đã lựa chọn cắt bỏ bộ ngực giống Jolie – cho dù rất đau khổ - vì tỉ lệ nguy cơ quá cao.
Giáo sư Andrew Tutt, Giám đốc Viện nghiên cứu Ung thư vú Mỹ, cho biết rất nhiều bệnh nhân đã tham gia thử nghiện lâm sàng vì thuốc này có thể là vị cứu tinh duy nhất cho họ. Ung thư vú do đột biến gen trước đây không có cách điều trị tận gốc.
Thuốc mới chứa các chất ứng chế PARP, giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách trực tiếp sửa chữa các lỗi trong DNA của tế bào. Tác động này có thể khiến tế bào ung thư chết đi, khối u chậm tăng trưởng hơn hoặc thậm chí là dừng lại. Tuy nhiên, trở ngại duy nhất là thuốc này khá đắt đỏ. Nếu không có bảo hiểm, bệnh nhân có thể tiêu tốn đến 13.886 USD mỗi tháng.
Bình luận (0)