xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thuốc kém chất lượng hoành hành

NGUYỄN THẠNH-NGỌC DUNG

Năm 2005, tỉ lệ thuốc giả là 0,09%, đến năm 2009 đã tăng lên 0,12% - Nhà thuốc bệnh viện bán giá cao hơn nhà thuốc bên ngoài.

Theo Bộ Y tế,  tỉ lệ thuốc giả qua các năm liên tục tăng đến mức đáng báo động.

img

Thuốc không nguồn gốc bị Thanh tra Sở Y tế TPHCM niêm phong, tịch thu tại một phòng mạch  ở TPHCM

Đua nhau làm thuốc giả


Cụ thể, năm 2005 tỉ lệ này chỉ 0,09% nhưng đến năm 2009 đã nhảy vọt lên 0,12%. Đó là chưa kể hàng loạt mẫu dược liệu chứa Rhodamin B và các vụ sản xuất kinh doanh thuốc giả mạo, lên đời, sửa đát bị lực lượng công an, quản lý thị trường phát hiện tại TPHCM vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, như: vụ Công ty Cổ phần Tân dược Việt – Pháp (quận 10, do Huỳnh Ngọc Quang làm giám đốc, hiện đang bị truy nã trên toàn quốc), Công ty TNHH Dược phẩm Đông Phương (quận 1)...
 
Cũng trong năm qua, Bộ Y tế đã đình chỉ 105 lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng gồm thuốc kháng sinh Cefixime, thuốc đông dược; phát hiện 33 mẫu thuốc giả như viên nén Ofloxacin 200 mg, viên nang Amoxicilin 500 mg, thuốc tiêm Voltaen 75 mg/3 ml, bột pha hỗn dịch uống Okenxime...       
       

Tại hội nghị tổng kết “Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2009 do Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức tại phía Nam cuối tuần qua, nhiều thông tin công bố cũng  đáng để quan ngại. Năm 2009, các cơ quan kiểm nghiệm thuốc Trung ương và địa phương đã lấy hơn 31.000 mẫu để kiểm nghiệm chất lượng (trong đó có 3.190 mẫu thuốc nhập khẩu).

Kết quả có 1.051 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, trong đó thuốc nhập khẩu chiếm 13,3%, còn lại là thuốc trong nước. Ngoài ra, trong 5.672 mẫu thuốc đông dược-dược liệu được kiểm nghiệm thì có 518 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng; 3/1.063 mẫu mỹ phẩm kiểm nghiệm cũng không đạt. 


Lập y sĩ đoàn,
dược sĩ đoàn


Trong khi tình trạng sản xuất, kinh doanh thuốc giả ngày càng tinh vi thì tình trạng giá cả dược phẩm liên tục tăng cũng đã làm người dân, đặc biệt người bệnh thêm choáng váng. Theo Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược VN, kết quả khảo sát trong tháng 3-2010 đối với hơn 11.800 lượt mặt hàng thuốc nội cho thấy có gần 130 lượt mặt hàng tăng giá từ 4%-8%.


Theo Viện sĩ Dương Quang Trung, Chủ tịch Hội Y học TPHCM (nguyên giám đốc Sở Y tế TPHCM), chưa khi nào việc quản lý về lĩnh vực y dược gặp rắc rối như hiện nay, cần phối hợp nhiều ngành chứ một mình ngành y tế là không quản nổi. Y học, dược học là mang tính cộng đồng vì liên quan đến hàng triệu con người. Chỉ riêng việc để thuốc giả, thuốc dỏm, kém chất lượng hoành hành như hiện nay là có tội với người dân.

Để ngăn chặn, cần phải có một tổ chức hoạt động hết sức chuyên nghiệp bài bản, thành viên chịu ràng buộc quyền lợi-trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp... với nhau ở cả hai lĩnh vực y học và dược học như của nước ngoài là giải pháp bức bách và hiệu quả nhất. Đó là thành lập y sĩ đoàn và dược sĩ đoàn.


Trước thực trạng thuốc kém chất lượng hoành hành, giá cả lại tăng, Bộ Y tế cho biết trong tuần này các đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc trên địa bàn TP Hà Nội và TPHCM. Đợt kiểm tra này sẽ tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc của các cơ sở kinh doanh dược, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn, đồng thời kiểm tra giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện ở hai TP trên. Theo Bộ Y tế, hiện nay lượng thuốc do nhà thuốc cung cấp khoảng 70% số thuốc lưu thông trên thị trường nhưng ở nhiều nhà thuốc bệnh viện giá thường cao hơn giá bán tại các hiệu thuốc ngoài.


Ngưng công tác các bác sĩ trong vụ “chi hoa hồng”


Liên quan đến vụ chi hoa hồng kê đơn của bác sĩ (Báo NLĐ ngày 29-3 đã thông tin), ngày 29-3, Thanh tra Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM làm rõ sự việc có hay không 3 bác sĩ công tác tại bệnh viện nhận hoa hồng từ việc kê đơn 2 thuốc P.50; P.80 do Công ty S.P chi trả.

Hôm nay (30-3), lãnh đạo Cục Quản lý dược VN (Bộ Y tế) sẽ vào TPHCM, dự kiến sẽ có buổi làm việc với văn phòng đại diện hãng dược Merck Sharp & Dohme (MSD). Cùng ngày, lãnh đạo Trường ĐH Y Dược TPHCM và bệnh viện của trường này đã có buổi làm việc với báo giới. PGS-TS Phan Chiến Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, cho biết đã tạm ngưng công tác khám chữa bệnh đối với TS-BS Trương Bá Trung và ngưng công tác giảng dạy bên phía trường đối với bác sĩ này.
 
Ngoài ra, bệnh viện cũng đã chấm dứt hợp đồng làm việc tại phòng khám gan đối với bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương. Theo ông Thắng, quan điểm của bệnh viện là sai đến đâu xử lý đến đó, không bao che.


GS-TS Lê Quan Nghiệm, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TPHCM kiêm Trưởng Khoa dược, cho biết lãnh đạo trường cũng đã tạm đình chỉ công tác đối với PGS-TS Nguyễn Đức Tuấn, giảng viên bộ môn hóa kiểm nghiệm thuộc khoa dược, để viết bản tường trình.


Trước đó, Cục Quản lý dược VN đã yêu cầu MSD báo cáo về việc Công ty S.P (thuộc sở hữu của MSD) tại VN chi hoa hồng cho bác sĩ kê toa đối với thuốc P.50; P.80 (thuốc đặc trị viêm gan siêu vi). Đồng thời báo cáo giá nhập khẩu thuốc này (giá CIF) vào VN và giá bán  thuốc này tại thị trường các nước Đông Nam Á về cục. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, MSD đã xin gia hạn việc báo cáo này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo