Trong Cương mục y học Trung Quốc có ghi: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có lợi cho tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”.
Các bà nội trợ có thể dễ dàng chế biến các món ngon và bổ ích cho sức khỏe từ cá chép như sau:
- Cá chép hầm gạo nếp: Tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tì vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cách làm: Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín, tẩm rượu rồi cho gừng và ít táo vào nấu thành cháo nhừ.
- Canh cá chép với táo: Tác dụng dưỡng huyết, trợ thai. Cách làm: Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo và ít muối vào nấu chín. Ăn tuần một lần, liên tục 2 – 3 tuần.
- Cá chép nấu canh đậu đỏ: Tác dụng an thai, bổ máu, lợi tiểu, tiêu thũng. Cách làm: Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ. Ăn cả cái và nước.
- Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tì, dưỡng vị. Cách làm: Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây, gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, bỏ xương, nấu cháo. Cháo nhừ thì cho đậu xị, hành vào, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.
- Cá chép, a giao: Tác dụng chữa động thai. Cách làm: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ. Nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối vào. Ăn liền một tuần.
- Cháo cá chép, rễ gai: Tác dụng an thai, chữa mỏi lưng, phù thũng. Cách làm: Cá chép tươi một con 500 g, rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 – 5 ngày.
- Cháo cá chép, hành, nghệ: Tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa. Cách làm: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ rồi luộc chín, lóc bỏ xương. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. Ăn vào buổi sáng và tối.
Bình luận (0)