Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Phó trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) trả lời: Tiểu cầu thấp không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin Covid-19, bạn vẫn có thể tiêm bình thường. Tuy nhiên, trong một tình huống rất hiếm gặp, đó là nghi ngờ xảy ra biến chứng đông máu do vắc-xin Covid-19, giảm mạnh số lượng tiểu cầu (thường giảm trên 50% so với số lượng tiểu cầu "nền" là số lượng tiểu cầu vốn có của một người trong điều kiện bình thường, trường hợp của bạn tiểu cầu "nền" là 87.000) là một tiêu chuẩn chẩn đoán rất quan trọng.
Tiểu cầu thấp không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin Covid-19 (Ảnh minh họa từ Internet)
Vì vậy, bạn cần chủ động cung cấp ngay thông tin về số lượng tiểu cầu "nền" của mình cho bác sĩ nhằm tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán, tránh nhầm lẫn giữa số lượng tiểu cầu thấp sẵn có của bạn với giảm tiểu cầu cấp tính do biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin gây ra, dẫn đến chẩn đoán sai.
Không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc cần phải uống thuốc phòng ngừa phản ứng tạo huyết khối hay chảy máu khi tiêm vắc-xin Covid-19.
Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như: Hỏi – đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…
Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email: phongmachonline@nld.com.vn
Bình luận (0)