xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tin vui cho người thoái hóa khớp

NGUYỄN THẠNH

Bất cứ người nào cũng có thể bị thoái hóa khớp gối và bệnh có thể xảy ra từ lúc 35 tuổi song không phải ai cũng được điều trị đúng cách và kịp thời

Bộ Y tế vừa chính thức công nhận ứng dụng kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc (TBG). Đây là công trình nghiên cứu phối hợp thực hiện giữa Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP HCM, BV Đa khoa Vạn Hạnh, Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng TBG - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM từ năm 2013 đến 2016.

Được quốc tế ghi nhận

Nội dung quyết định công nhận của Bộ Y tế nêu rõ đề tài này đã được Hội đồng Khoa học của bộ thẩm định, nghiệm thu cho thấy tính an toàn cao, được triển khai thí điểm. Ngay sau đó, BV Đa khoa Vạn Hạnh đã chính thức áp dụng điều trị thoái hóa khớp cho người bệnh bằng TBG mô mỡ và huyết tương giàu tiểu cầu được lấy từ chính bản thân người để chiết tách TBG.

Bác sĩ Huỳnh Thị Kim Dung, Tổng Giám đốc BV Đa khoa Vạn Hạnh, cho biết việc nghiên cứu điều trị đã được BV triển khai vài năm nay và bước đầu đạt kết quả khả quan. BV cũng đã mở đơn vị TBG để nghiên cứu chuyên sâu và hướng tới điều trị một số bệnh khác.

Chiết tách tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh Ảnh: KIM DUNG
Chiết tách tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh Ảnh: KIM DUNG

Theo Bộ Y tế, đã có 30 người bệnh thoái hóa khớp gối được điều trị, đánh giá bằng liệu pháp nêu trên. Sau khi được bơm TBG, số bệnh nhân này được theo dõi qua từng giai đoạn (6 tháng, 12 tháng) và đang tiếp tục theo dõi cho đến mốc thời gian 18 tháng. Đánh giá kết quả sau 12 tháng cho thấy người bệnh không bị đau khớp trở lại như phương pháp điều trị nội soi truyền thống, chức năng khớp được cải thiện, các lớp sụn dày hơn và tình trạng phù xương dưới sụn giảm. Tất cả tổn thương xương dưới sụn đều phục hồi.

Công trình nghiên cứu “Ứng dụng TBG trong điều trị thoái hóa khớp gối” của các tác giả Việt Nam đã được công bố trên tạp chí quốc tế Stem Cells Translational Medicine ngày 28-7-2016 với quy trình bài bản, thực hiện nghiêm túc, có đối chiếu so sánh giữa phương pháp điều trị truyền thống là nội soi khớp gối và phương pháp TBG.

Như phao cứu sinh

Bốn năm qua, nhiều bệnh nhân đã tham gia điều trị trong nghiên cứu này như là cách gửi gắm niềm tin vào giới chuyên môn có thể giúp họ thoát khỏi căn bệnh gây nhiều phiền toái.

Trong số những bệnh nhân đầu tiên tìm được niềm vui phải kể đến bà N.T.K.T (62 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp). Hàng chục năm qua, bệnh viêm khớp gối nặng khiến bà khổ sở vô cùng. Đi điều trị khắp nơi, uống từ thuốc tây đến đông y, kể cả châm cứu nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng, bà T. đã tìm đến chương trình điều trị bằng phương pháp TBG như một chiếc “phao cứu sinh”. Tại BV Nhân dân 115, bà T. đã được điều trị bằng phương pháp chích TBG tự thân vào khớp gối và cuộc sống của bà đã thay đổi từ đó.

Một trường hợp may mắn khác là ông V.G.N - 52 tuổi, ngụ TP HCM. Trong hơn 20 năm mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp là ngần ấy thời gian các khớp xương của ông bị tổn thương nặng nề, việc vận động, đi lại rất khó khăn, cứ tưởng quãng đời còn lại của ông chỉ dựa vào chiếc xe lăn. Thế nhưng, sau khi nhập viện điều trị tại BV Vạn Hạnh, được bơm TBG khoảng vài tháng thì bệnh tình của ông chuyển biến thấy rõ.

30% dân số thay khớp

TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115, cho biết khớp gối là khớp tiếp giáp giữa 3 xương: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Bao bọc quanh khớp gối là hệ thống dây chằng và các bao khớp có các túi hoạt dịch. Túi hoạt dịch có nhiệm vụ duy trì một lượng dịch khớp để khớp có độ trơn khi di chuyển, đi đứng. Giữa mặt tiếp giáp của các khớp có một lớp sụn, giữa 2 khớp lồi cầu đùi và mặt khớp của mâm chày có một lớp lót là sụn chêm để giảm bớt sang chấn của khớp.

“Bất kể ai cũng có thể bị thoái hóa khớp gối và bệnh có thể xảy ra từ lúc 35 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng được điều trị đúng cách và kịp thời” - bác sĩ Phú cảnh báo.

Theo bác sĩ Trần Đặng Xuân Tùng, Đơn vị Nghiên cứu TBG - BV Đa khoa Vạn Hạnh, bệnh lý thoái hóa là một bệnh cảnh tự nhiên mà ai cũng sẽ phải đối diện. Hiện nay, tại các nước tiên tiến, số lượng bệnh nhân thay khớp chiếm khoảng 30% dân số. Phương pháp giúp làm chậm quá trình thoái hóa, làm hạn chế phẫu thuật trên bệnh nhân là một thành công của y học.

Theo các chuyên gia, khớp gối gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa. Các phương pháp chữa trị trước đây chỉ dừng ở mức giảm đau cho bệnh nhân. Việc ứng dụng TBG tách ra từ chính người bệnh được kỳ vọng sẽ là liệu pháp hữu hiệu điều trị bệnh thoái hóa khớp trong tương lai.

Chi phí rẻ so với nước ngoài

Theo giới chuyên môn, tại một số quốc gia có nền y học phát triển như các nước châu Âu, Hàn Quốc, Singapore, liệu pháp TBG đã được triển khai đại trà. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là chi phí điều trị quá cao, mỗi lần khoảng hơn 200 triệu đồng. Tại Việt Nam, nhờ làm chủ được công nghệ chiết tách TBG nên chi phí cho mỗi ca điều trị trung bình chỉ khoảng 50 triệu đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo